Cảnh báo: Lạm dụng kháng sinh gây nhiều hệ lụy khôn lường

Nội dung chính

 

   Kháng sinh là thuốc đặc hiệu cho các trường hợp nhiễm khuẩn, mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, chính đặc điểm nổi trội này của nó mà nhiều người lạm dụng kháng sinh một cách vô tội vạ. Cuối cùng, họ phải hứng chịu hàng loạt hệ lụy khôn lường như loạn khuẩn đường ruột gây viêm đại tràng mãn tính, kháng kháng sinh…

 

Lạm dụng kháng sinh có thể gây nhiều hệ lụy khôn lường

 

Thế nào là kháng sinh?

   Kháng sinh là thuốc được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm dạng tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Nó có tác dụng diệt vi khuẩn có hại gây bệnh hoặc kìm hãm sự phát triển của chúng một cách đặc hiệu.

   Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích điều trị bệnh nhiễm khuẩn đặc hiệu, kháng sinh cũng có nhiều tác dụng phụ khác. Nếu bạn sử dụng chúng không đúng cách, lạm dụng kháng sinh, nguy cơ gặp các hệ lụy đó sẽ tăng cao.

 

Lạm dụng kháng sinh gây ra những hậu quả gì?

   Những hệ lụy khi bạn lạm dụng kháng sinh bao gồm:

Loạn khuẩn đường ruột

   Hệ tiêu hóa của con người luôn tồn tại cả hại khuẩn và lợi khuẩn với tỷ lệ vàng 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Tỷ lệ này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đảm bảo quá trình tiêu thụ thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và thải trừ độc tố. 

   Khi kháng sinh vào cơ thể, ngoài hại khuẩn, nó còn tiêu diệt luôn lợi khuẩn, phá vỡ tỷ lệ vàng. Vì vậy, những người lạm dụng kháng sinh thường bị loạn khuẩn đường ruột. Lúc này, hại khuẩn phát triển rầm rộ, chiếm ưu thế. Hậu quả là tình trạng rối loạn tiêu hóa xuất hiện gây tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần.

   Với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn non yếu. Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột sẽ làm bé biếng ăn, hấp thu kém. Theo đó, cơ thể dễ bị thiếu dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy giảm, hay ốm vặt. Đồng thời, nguy cơ trẻ còi xương, chậm lớn tăng cao. Điều đáng lo ngại là khi con ốm, các mẹ lại tiếp tục cho trẻ dùng kháng sinh, khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ.

 

Lạm dụng kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột

 

   Với người trưởng thành, lạm dụng kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột sẽ dẫn đến bệnh viêm đại tràng. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy táo bón, đầy bụng chướng hơi…

  Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến viêm đại tràng mãn tính.

Suy giảm chức năng gan thận

   Thuốc kháng sinh chủ yếu được hấp thụ, chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận. Trong khi đó, chức năng gan, thận ở trẻ em và người già đều yếu. Nếu lạm dụng kháng sinh, chất độc sẽ dần tích tụ lại làm suy giảm hoạt động của các bộ phận này.

Nguy cơ cao kháng kháng sinh

   Đây là hệ lụy rất nghiêm trọng ở người lạm dụng kháng sinh. Lúc này, các chủng vi khuẩn đề kháng lại tác dụng của thuốc, làm giảm hiệu quả chữa bệnh bằng các cơ chế:

  • Hình thành gen kháng thuốc ở nhiễm sắc thể.
  • Tiếp nhận một gen kháng thuốc từ vi khuẩn khác truyền cho.
  • Vi khuẩn ở trạng thái ngủ không bị ảnh hưởng bởi tác dụng của thuốc.

 

Lạm dụng kháng sinh dễ gây kháng kháng sinh

 

   Cuối cùng, tình trạng đa kháng thuốc xuất hiện. Người bệnh phải đổi thuốc mạnh hơn, phổ tác dụng rộng hơn mới có hiệu quả. Đến khi vi khuẩn kháng hết các loại kháng sinh, tính mạng của họ sẽ bị đe dọa. Đây là hậu quả tai hại, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn tạo gánh nặng cho toàn xã hội.

Tăng gánh nặng kinh tế

   Các kháng sinh loại tác dụng mạnh, phổ rộng thường có giá đắt. Kể cả chúng có hiệu quả thì thời gian điều trị bệnh vẫn kéo dài, người bệnh cần sự chăm sóc, giường bệnh đặc biệt, phòng cách ly… Những dịch vụ này đều tiêu tốn nhiều tiền bạc, tạo áp lực kinh tế cho người bệnh, gia đình.

   Hơn nữa, việc phải nằm viện lâu dài sẽ dẫn tới nguy cơ quá tải bệnh viện. Khả năng mắc phải các bệnh như viêm phổi cộng đồng hoặc viêm phổi bệnh viện cũng cao hơn.

   Có thể thấy, lạm dụng kháng sinh gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế mà còn là gánh nặng cho hệ thống y tế xã hội. Vậy chúng ta nên sử dụng thuốc như thế nào để hạn chế những hệ lụy trên?

 

Sử dụng kháng sinh như thế nào là đúng cách?

   Để sử dụng kháng sinh đúng cách, bạn nên:

  • Uống đúng loại kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng hay đổi thuốc khác.
  • Phải dùng kháng sinh đủ thời gian, không tự ý dừng thuốc, không bỏ sót liều.
  • Không để dành kháng sinh cho lần ốm sau.

 

Bạn nên dùng kháng sinh đúng theo chỉ định bác sĩ

 

   Nếu chẳng may bạn bị viêm đại tràng mãn tính do sử dụng kháng sinh quá nhiều, bạn nên bổ sung thêm lợi khuẩn để thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột, tác động vào nguyên nhân gây bệnh. Các lợi khuẩn có vai trò đảm bảo đại tràng hoạt động tốt, giúp tiêu hóa thức ăn và tạo khuôn phân. Hơn nữa, chúng còn tạo lá chắn kép bảo vệ niêm mạc đại tràng, tạo kháng thể làm lành vết loét, phục hồi sức khỏe cho đại tràng. Ngoài ra, lợi khuẩn còn cạnh tranh thức ăn với hại khuẩn, ức chế hại khuẩn phát triển. Bởi vậy, việc bổ sung lợi khuẩn cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa triệu chứng viêm đại tràng tái phát lại.

   Các lợi khuẩn tốt nhất cho người bệnh viêm đại tràng đã được FDA của Hoa Kỳ công nhận đó là: Lactobacillus Acidophilus, Lactobacillus Plantarum, Lactobacillus Casei, Bifidobacterium Bifidum, Bifidobacterium Lactis, Bifidobacterium Longum.

   Khi bổ sung các loại lợi khuẩn trên, hệ vi sinh đường ruột sẽ dần được cân bằng trở lại, sức khỏe đại tràng được tăng cường. Và BoniBaio + của Mỹ sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một cách đơn giản và hiệu quả. Bạn chỉ cần uống 4-6 viên BoniBaio + mỗi ngày chia 2 lần, sau 1-2 tuần, những triệu chứng khó chịu đã giảm rõ. Bạn nên dùng đủ liệu trình 2-4 tháng để ổn định sức khỏe đại tràng.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết hệ lụy nghiêm trọng khi lạm dụng kháng sinh. Để tránh những hệ lụy đó xảy ra, bạn nên dùng thuốc đúng theo chỉ định bác sĩ. Chúc các bạn sức khỏe! 

 

XEM THÊM:

 

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044