Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích nên tập thể dục thế nào?

Nội dung chính

 

   Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và cản trở đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Tập thể dục được xem là một trong những cách để làm giảm các triệu chứng của căn bệnh này. Vậy bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích nên tập những bài tập nào?

 

Bài tập nào phù hợp với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích?

 

Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

  Trên thực tế, đã có những bằng chứng cho thấy hoạt động thể chất có khả năng làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

   Trong một nghiên cứu năm 2011, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tập thể dục giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở những người mắc IBS. Ngược lại, những người hoạt động thể chất ít hơn có các triệu chứng IBS nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu năm 2015 cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu đã cho thấy rằng việc hoạt động thể chất trong vòng 12 tuần đã được chứng minh có tác dụng cải thiện hiệu quả triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

   Một nghiên cứu khác năm 2018 trên hơn 4.700 người trưởng thành đã phát hiện ra rằng những người ít vận động có nhiều khả năng mắc hội chứng ruột kích thích hơn những người chăm hoạt động thể chất.

   Tại sao tập thể dục lại giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích? Theo các chuyên gia, dưới đây là một số nguyên nhân:

  • Giảm căng thẳng, stress: Căng thẳng có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích do mối liên hệ não – ruột. Trong khi đó, tập thể dục giúp cải thiện căng thẳng, stress rất tốt, vì vậy nó rất hữu ích cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Ngủ ngon hơn: Hoạt động thể chất phù hợp sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn, hạn chế bùng phát hội chứng ruột kích thích.
  • Tăng cường hoạt động của ruột: Lối sống ít vận động có thể dẫn đến các rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, chướng bụng… Cơ thể vận động thường xuyên sẽ kích thích đường ruột, tăng cường hoạt động của ruột ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa.
  • Tăng cường vi sinh vật có lợi: Tập thể dục có tác động tích cực đến cấu trúc vi khuẩn trong ruột hoặc hệ vi sinh vật đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh sẽ giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích tốt hơn.

 

Bài tập tốt cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

Đi bộ

   Đi bộ là bài tập nhẹ nhàng, đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Việc đi bộ thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát căng thẳng, thúc đẩy nhu động ruột giúp giảm táo bón và đầy hơi, từ đó cũng giảm đau bụng. Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích đi bộ càng nhiều bước mỗi ngày thì triệu chứng của họ càng ít nghiêm trọng hơn.

Một nghiên cứu khác cho thấy những người tập thể dục trên máy chạy bộ 30 phút mỗi ngày x 3 lần một tuần trong vòng 6 tuần đã nhận thấy sự cải thiện đáng kể của các triệu chứng hội chứng ruột kích thích.

 

Đi bộ là bài tập đơn giản, hữu ích với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

 

Yoga là bài tập thể dục giúp giảm hội chứng ruột kích thích (IBS)

    Một nghiên cứu năm 2015 đã cho thấy tập yoga 1 giờ x 3 lần một tuần trong vòng 12 tuần đã giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, tác động vào vùng bụng, ví dụ như tư thế cây cầu.

Để thực hiện tư thế này, bạn thực hiện như sau:

  • Nằm ngửa, khép 2 đầu gối lại với nhau và đặt bàn chân trên sàn sao cho chiều rộng bằng vai.
  • Đặt cánh tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống.
  • Hít sâu và nâng lưng từ từ đến khi cơ thể tạo thành đường chéo, giữ nguyên vị trí khoảng 30 giây, thở đều và chậm.
  • Hạ hông xuống, trở về tư thế ban đầu.

Bơi lội

   Bơi lội là bài tập tuyệt vời giúp giảm hormone căng thẳng cortisol và tăng cường hormone endorphin, giúp bạn cảm thấy thoải mái, hạnh phúc.

    Nghiên cứu cho thấy rằng các bài tập dưới nước giúp giảm lo lắng và căng thẳng ở những bệnh nhân lớn tuổi, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ bùng phát các triệu chứng hội chứng ruột kích thích.

 

Những bài tập nên tránh khi mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS)

   Người mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS) không khuyến cáo tập luyện các bài tập cường độ cao, bao gồm:

  • Chạy nhanh.
  • Luyện tập bơi nhanh.
  • Đua xe đạp.
  • Nâng tạ.

 

Bệnh nhân IBS nên tránh các bài tập cường độ cao

 

   Việc tập luyện các hoạt động cường độ cao hơn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng IBS, vì vậy hãy tập những bài tập nhẹ nhàng và kết hợp với chế độ ăn hợp lý để giảm nhẹ triệu chứng nhé!

    Trên đây là một số lợi ích của việc tập thể dục với bệnh nhân hội chứng ruột kích thích và một số bài tập tham khảo. Nếu muốn biết thêm biện pháp cải thiện bệnh khác, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn.

 

XEM THÊM:

 

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà