Điều trị hội chứng ruột kích thích theo y học cổ truyền

Nội dung chính

 

   Hội chứng ruột kích thích là các rối loạn chức năng của đại tràng thường gặp, với các triệu chứng như đau bụng, trướng bụng, táo bón xen kẽ với tiêu chảy,… Dùng thuốc theo y học cổ truyền là một hướng điều trị ngày càng được người bệnh quan tâm. Vậy điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

 

Điều trị hội chứng ruột kích thích theo y học cổ truyền như thế nào?

 

Hội chứng ruột kích thích theo quan điểm y học cổ truyền

   Hiện nay, hội chứng ruột kích thích vẫn chưa có bệnh danh cụ thể theo y học cổ truyền mà chỉ dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh, từ đó quy nạp thành phạm vị các chứng sau: Phúc thống, Tiết tả, Phúc chướng, Tiện bí.

   Bệnh thường khởi phát do các nguyên nhân sau:

  • Can tỳ bất hòa: Rối loạn tiêu hóa do thần kinh căng thẳng, tức giận. Bệnh nhân đầy tức ngực sườn, rối loạn tiêu hóa, ăn kém, đau bụng, sôi bụng hoặc đại tiện phân lỏng và nát mỗi khi tức giận hoặc lo lắng, hồi hộp.
  • Tỳ vị hư hàn dẫn đến đại tiện phân lỏng, đôi khi đi phân sống, số lượng chất nhầy và số lần đại tiện tăng lên khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Do khí huyết trì trệ kém lưu thông dẫn đến các triệu chứng khó chịu ở bụng như trướng hơi, đầy bụng, táo bón
  • Do tỳ thận dương hư khiến bệnh nhân đại tiện ra thức ăn chưa tiêu, đại tiện phân lỏng nát. Khi đau bụng tăng khi gặp lạnh hoặc bệnh dễ xuất hiện sau khi ăn thức ăn sống lạnh. Chân tay lạnh và đau lưng mỏi gối.

 

Thể can tỳ bất hòa khiến bệnh nhân đau bụng khi căng thẳng.

 

   Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng của người bệnh mà các bác sĩ y học cổ truyền sẽ chọn các biện pháp điều trị phù hợp.

 

Chữa hội chứng ruột kích thích bằng Đông y

Hiện nay, chữa hội chứng ruột kích thích bằng thuốc nam sẽ được áp dụng tùy theo từng thể bệnh khác nhau, cụ thể:

Thể tỳ vị hư nhược:

Phương pháp: Dưỡng vị, kiện tỳ, ích phế chỉ tiết.

Bài thuốc: Tứ quân thang giảm

  • Bạch truật 12g.
  • Đảng sâm 12g.
  • Bạch linh 12g.
  • Chích cam thảo 6g.
  • Bạch biển đậu 16g.
  • Hoài sơn 16g.
  • Ý dĩ 16g.
  • Thần khúc 16g.
  • Liên nhục 12g.
  • Mạch nha 16g.

Uống 15 – 20g/ lần chia 3 lần/ ngày, uống kèm với nước táo sắc hoặc nước ấm.

Điều trị Can tỳ bất hòa:

Phương pháp điều trị: Kiện tỳ chỉ tả, sơ can lý khí.

Bài thuốc: Thống tả yếu phương thang giảm.

  • Bạch truật 12g.
  • Trần bì 6g.
  • Phòng phong 12g.
  • Mộc hương 6g.
  • Sài hồ 6g.
  • Chỉ xác 12g.
  • Cam thảo 6g.
  • Hương phụ 10g.

Uống 1 thang mỗi ngày.

Điều trị Tỳ thận dương hư:

Phương pháp điều trị: Cố sáp chỉ tả, ôn bổ tỳ thận

Bài thuốc: Phụ tử lý trung hoàn kết hợp Tứ thần hoàn gia giảm.

  • Phụ tử 10g.
  • Can khương 10g.
  • Nhục đậu khấu 10g.
  • Ngũ vị tử 6g.
  • Bạch truật 12g.
  • Ngô thù du 6g.
  • Đại táo 100g.
  • Phòng phong 10g.
  • Chích cam thảo 6g.
  • Phá cố chi 15g.

Tán bột làm hoàn và ngày uống 16 – 20g.

Thể khí trệ thấp trở

Phương pháp điều trị:  Lý khí kiện tỳ, thanh nhiệt hóa thấp

Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán hợp bình vị tán

  • Sài hồ 8g
  • Bạch thược 12g
  • Chỉ xác 8g
  • Chích thảo 4g
  • Xuyên khung 8g
  • Hương phụ 8g
  • Thương truật 8g
  • Cam thảo 4g
  • Hậu phác 8g
  • Trần bì 8g
  • Sắc uống ngày 1 thang.

   Trên đây là phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích theo quan điểm y học cổ truyền. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này thường không cao và khá phức tạp để bệnh nhân làm theo. Để biết thêm biện pháp cải thiện hội chứng ruột kích thích hiệu quả, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà