Đầy bụng khó tiêu: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nội dung chính

 

   Khi bạn ăn quá no hoặc ăn nhiều đồ dầu mỡ, tình trạng đầy bụng khó tiêu sẽ xuất hiện. Lúc này, bạn chỉ cần thay đổi lại chế độ ăn uống sinh hoạt, tình trạng đó sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị đầy chướng bụng, ăn không tiêu thì chứng tỏ đang gặp bệnh lý nào đó. Vậy cụ thể, nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cách khắc phục ra sao?

 

Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu là gì?

 

Nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu là gì?

   Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích (Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM), đầy bụng khó tiêu có rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Thói quen ăn uống không khoa học:
  • Ăn quá no hay ăn nhiều thực phẩm khó tiêu: Đồ uống có cồn, thức ăn giàu đạm, hải sản, đồ nhiều dầu mỡ; thực phẩm tái, sống…
  • Ăn không đúng bữa, nhai không kỹ.
  • Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ để lâu ngày, đồ ôi thiu…
  • Tác dụng phụ của thuốc tây y: Một số loại thuốc như kháng sinh vô tình tiêu diệt luôn lợi khuẩn đường ruột. Theo đó, nếu bạn lạm dụng loại thuốc này, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ xảy ra với biểu hiện đầy bụng khó tiêu.
  • Tình trạng không dung nạp thực phẩm: Cơ thể không dung nạp một chất nào đó trong thực phẩm như gluten, lactose, fructose cũng dẫn đến đầy bụng, khó tiêu nếu bạn ăn phải thức ăn chứa các chất này.
  • Mắc bệnh về đường tiêu hóa – gan mật: Một số bệnh như viêm hoặc loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng, tắc ruột, ung thư đại tràng…… ảnh hưởng đến khả năng co bóp tống thức ăn và làm chậm quá trình tiêu hóa.

   Ngoài ra, bệnh ở tụy như viêm tụy cấp hay mạn tính, u tụy… cũng làm giảm tiết men tụy; các bệnh về sỏi mật, viêm gan dẫn đến suy giảm chức năng gan mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa. Tất cả những bệnh lý này đều gây đầy bụng, khó tiêu.

 

Một số bệnh lý ở đường tiêu hóa gây đầy bụng khó tiêu

 

   Đầy bụng khó tiêu tuy không đe dọa ngay lập tức đến tính mạng nhưng lại gây cảm giác nặng nề, khó chịu. Nó ảnh hưởng đến công việc, khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên. Vậy làm phải sao để khắc phục tình trạng này?

 

Cách khắc phục tình trạng đầy bụng khó tiêu

   Như đã tìm hiểu ở phần trên, chúng ta thấy rằng chứng đầy bụng khó tiêu do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này kèm theo một số dấu hiệu khác về rối loạn tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn…); hay rối loạn đại tiện (tiêu chảy, táo bón…), bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gốc rễ. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Khi nguyên nhân gốc được giải quyết, tình trạng đầy bụng khó tiêu sẽ tự hết.

   Trường hợp bạn chỉ thi thoảng gặp tình trạng này hoặc bạn muốn giảm nhanh sự khó chịu của đầy bụng, khó tiêu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp có tác dụng tức thời ngay sau đây:

Chườm ấm vùng bụng

   Đầy bụng khó tiêu khiến bạn cảm thấy bụng căng chướng, bụng khó chịu sau khi ăn, thậm chí cảm giác chán ăn. Lúc này, bạn hãy sử dụng khăn ấm chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng trên rốn. Nhiệt độ sẽ làm dịu các cơ bụng, giảm co thắt, mang lại cảm giác thoải mái. Cách này còn giúp cải thiện tình trạng táo bón, đau bụng. 

 

Chườm ấm vùng bụng giúp bạn thoải mái hơn

 

   Ngoài ra, buổi tối, bạn nên tắm nước ấm. Một mặt, nước ấm sẽ cải thiện phần nào sự khó chịu của chứng đầy bụng khó tiêu. Mặt khác, cách này còn thư giãn tinh thần, giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu ngon giấc hơn. 

Uống nhiều nước

   Cơ thể cần nước để tiêu hóa thức ăn đúng cách. Việc uống nhiều nước, nhất là nước ấm sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, trong đó có đầy bụng khó tiêu. Một ngày, bạn nên uống đủ 1.5 đến 2 lít nước để cơ thể hoạt động tốt.

Vận động nhẹ nhàng

   Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn giúp tăng cường hoạt động co bóp của nhu động ruột. Theo đó, khí trong dạ dày, ruột sẽ được thoát ra ngoài, tốc độ tiêu hóa thức ăn cũng tăng lên.

   Lưu ý, bạn chỉ nên lựa chọn bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, tập yoga… sau khi ăn khoảng 20-30 phút. Những bài tập nặng, va chạm mạnh nên hạn chế, tránh làm tình trạng khó chịu tồi tệ hơn.

 

Đi bộ vận động nhẹ nhàng giúp giảm đầy bụng khó tiêu

 

Massage bụng

   Bạn massage bụng một cách nhẹ nhàng, rộng ra hai bên và theo chiều kim đồng hồ từ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải rồi trở về điểm xuất phát cho tới khi ợ hơi. Bạn có thể dùng thêm chút dầu nóng xoa lên bụng để tăng hiệu quả.

   Cách này sẽ giúp kích thích nhu động ruột co bóp, tiêu hóa thức ăn, từ đó giảm đầy bụng, khó tiêu hiệu quả.

   Ngoài những cách có tác dụng tức thời trên đây, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để vừa cải thiện, vừa phòng ngừa đầy bụng khó tiêu, cụ thể:

  • Bạn nên ăn thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu như món luộc, kho, hấp, ninh nhừ… tránh những món khó tiêu, đồ nhiều dầu mỡ…
  • Không nên uống nước ngọt, đồ uống có gas vì chúng gây tích tụ nhiều khí trong dạ dày.
  • Hạn chế việc nhai cao su để tránh lượng khí vào dạ dày dễ dàng hơn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng bữa.
  • Sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng, bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả tươi trong chế độ ăn uống.
  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột: Các lợi khuẩn không chỉ bảo vệ niêm mạc ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, phân hủy độc tố, tạo khuôn phân. Vì vậy, bạn nên bổ sung chúng mỗi ngày bằng cách ăn kim chi, dưa bắp cải, sữa chua kefir, chuối, bơ…

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đầy bụng khó tiêu. Nếu gặp tình trạng này thường xuyên, bạn đừng chủ quan mà hãy đi thăm khám để có hướng xử trí kịp thời. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà