Lưu ý khi sử dụng steroid ở bệnh nhân viêm loét đại tràng

Nội dung chính

 

    Viêm loét đại tràng là một bệnh viêm mãn tính ở đại tràng, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đi vệ sinh ra máu. Bệnh thường tái phát gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và gây trở ngại cho sinh hoạt cũng như công việc thường ngày của người bệnh. Trong các đợt bùng phát viêm loét đại tràng, các bác sĩ có thể chỉ định steroid. Mời bạn cùng tìm hiểu những lưu ý khi sử dụng steroid ở bệnh nhân viêm loét đại tràng thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

Bệnh nhân viêm loét đại tràng cần lưu ý gì khi sử dụng steroid?

 

Tại sao steroid lại được chỉ định cho bệnh nhân viêm loét đại tràng?

   Steroid là nhóm thuốc có tác dụng giảm nhanh tình trạng viêm ở đường tiêu hóa. Do đó, các bác sĩ thường kê đơn nhóm thuốc này để điều trị ngắn hạn trong trường hợp viêm loét đại tràng bùng phát. Nhóm thuốc này phát huy tác dụng trong vòng vài ngày sau khi sử dụng, giúp thuyên giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng. Theo thống kê, cứ 5 bệnh nhân viêm ruột thì 4 người dùng steroid ở một giai đoạn nào đó.

    Với bệnh nhân viêm loét đại tràng, các bác sĩ có thể kê đơn steroid đường uống hoặc đặt trực tràng để điều trị các bệnh bùng phát mà không cần phải nhập viện. Trong trường hợp bị viêm loét đại tràng nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm steroid trong bệnh viện. Steroid dạng tiêm tĩnh mạch thường có tác dụng nhanh chóng, cải thiện các triệu chứng viêm loét đại tràng trong vài ngày.

    Trong hầu hết trường hợp, mọi người đều thấy các triệu chứng có cải thiện sau khi sử dụng steroid. Tuy nhiên, 20 – 30% trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng steroid.

 

Các loại steroid thường được sử dụng trong điều trị viêm loét đại tràng

Steroid đường uống

    Đa số trường hợp các bệnh nhân được chỉ định sử dụng steroid đường uống để điều trị viêm loét đại tràng.

   Các thuốc nhóm steroid mà bệnh nhân thường được chỉ định dùng đường uống là:

  • Prednisone (Deltasone): Được sử dụng dưới dạng thuốc viên.
  • Budesonide (Entocort EC): Thuốc này được gan chuyển hóa nhanh chóng, giúp giảm tác dụng phụ.
  • Budesonide-MMX (Uceris): Thuốc này có hoạt chất tương tự budesonide nhưng có thêm lớp phủ bảo vệ cho đến khi thuốc di chuyển đến đại tràng.

   Các bệnh nhân nên uống steroid vào buổi sáng để giảm tác dụng phụ.

Steroid đặt trực tràng

Khi viêm loét đại tràng tác động đến các vùng đại tràng dưới hoặc trực tràng, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng steroid qua thuốc thụt hoặc thuốc đạn.

Nếu một người dùng steroid qua thuốc xổ, dụng cụ bôi có chứa steroid dưới dạng chất lỏng hoặc bọt. Cá nhân sẽ đưa dụng cụ bôi vào hậu môn, nơi nó đến đại tràng. Người bôi thuốc có thể cung cấp steroid.

Thuốc đạn là những viên nang có hình dạng giống viên đạn có chứa steroid. Người bệnh có thể đưa chúng qua hậu môn vào trực tràng.

Steroid được tiêm trực tiếp vào vùng bị viêm thông qua thuốc đạn hoặc thuốc thụt có ít tác dụng phụ hơn.

Steroid dùng qua đường trực tràng bao gồm:

  • Thuốc đạn (hydrocortison).
  • Thuốc thụt (hydrocortisone, methylprednisolone, Cortenema).
  • Bọt trực tràng (hydrocortisone acetate, proctofoam-HC, Uceris).

 

Các tác dụng phụ của nhóm thuốc steroid

Nếu lạm dụng, sử dụng thuốc trong một thời gian dài, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ sau:

  • Trên tiêu hóa: Viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,…
  • Trên cơ xương khớp: Loãng xương, hoại tử xương vô mạch,…
  • Hệ nội tiết: Tăng đường huyết, hội chứng Cushing,…
  • Trên mắt: Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, nhiễm trùng mắt cơ hội, bệnh võng mạc huyết thanh trung tâm,…
  • Hệ miễn dịch: Ức chế miễn dịch qua trung gian tế bào, gây nhiễm trùng,…
  • Trên da liễu: Chậm lành vết thương, dễ bầm tím, mụn trứng cá, rậm lông, rụng tóc, ban xuất huyết, rạn da,…
  • Trên tâm thần kinh: Thay đổi tâm trạng, tâm trạng bất ổn, dễ cáu kỉnh, trầm cảm, suy giảm nhận thức,…
  • ….

    Đặc biệt, steroid có thể gây tác dụng phụ ngay cả khi bệnh nhân sử dụng với liều thấp kéo dài. Do đó, bệnh nhân chỉ được dùng nhóm thuốc này trong thời gian ngắn, theo đúng chỉ định của bác sĩ.

 

Rụng tóc là một tác dụng phụ thường gặp nếu bệnh nhân sử dụng steroid kéo dài

 

Lưu ý khi dùng steroid cho bệnh nhân viêm loét đại tràng

   Bệnh nhân viêm loét đại tràng cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên dùng steroid kéo dài.
  • Lựa chọn dùng thuốc duy trì vào thời điểm thích hợp: Với steroid dạng uống thì bệnh nhân nên sử dụng vào buổi sáng tầm 8 giờ, sau khi ăn no.
  • Không được sử dụng thuốc steroid cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp…
  • Để điều trị hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ, người bệnh nên tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

    Ngoài ra, các thuốc nhóm steroid chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không tác động được vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, bệnh nhân khi sử dụng thuốc thì thấy đỡ nhưng nếu ngừng thuốc thì lại bị tái đi tái lại nhiều lần, hoặc dùng mà triệu chứng không đỡ, thậm chí tiến triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng bệnh.  Điều này còn khiến bệnh nhân có xu hướng lạm dụng steroid một cách quá mức, từ đó dẫn đến các tác dụng phụ. Để kiểm soát tốt bệnh viêm loét đại tràng, hạn chế tác dụng phụ của steroid, bệnh nhân viêm loét đại tràng nên tham khảo sử dụng sản phẩm BoniBaio+ của Mỹ.

 

BoniBaio+ – Giải pháp tác động vào nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại tràng

   Khi bị viêm đại tràng mạn tính, hệ vi khuẩn trong đại tràng bị rối loạn nghiêm trọng, niêm mạc đại tràng đã hình thành các vết loét rồi nên người bệnh cần có thêm biện pháp giúp bổ sung lợi khuẩn, chống viêm kháng khuẩn, làm lành vết loét.

 

Sản phẩm BoniBaio+ của Mỹ.

 

   BoniBaio+ giúp khôi phục sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột nhờ bổ sung đến 6 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium. Đây là 2 loại lợi khuẩn quan trọng trong đường ruột. Bên cạnh đó, BoniBaio+ còn có chứa 5-HTP giúp giảm căng thẳng – nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích.

   Với hai thành phần chính này, BoniBaio+ sẽ giúp khắc phục tận gốc nguyên nhân gây ra các bệnh lý như viêm đại tràng mãn tính và hội chứng ruột kích thích.

Đồng thời, BoniBaio+ còn có nhiều thành phần khác như:

  • L-arginine, lô hội, lá bạc hà, papain từ đu đủ giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Bạch truật giúp điều hòa và ổn định nhu động ruột, nhuận tràng ở người bệnh táo bón và cầm tiêu chảy ở người đang bị đi ngoài nhiều lần. Hoàng liên giúp giảm tình trạng đi ngoài nhiều lần. Inulin, hạt thì là giúp giảm tình trạng táo bón.
  • Lá bài hương, du đỏ, gừng giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm đau bụng.
  • 5-HTP là nguyên liệu để vi khuẩn đường ruột tổng hợp nên serotonin, giúp cải thiện tâm trạng, ổn định nhu động ruột.

   Với công thức toàn diện này, BoniBaio+ sẽ tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại tràng mãn tính. Từ đó, sản phẩm giúp đẩy lùi các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần,… và ngăn ngừa tái phát. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp khắc phục các vấn đề do hội chứng ruột kích thích gây ra.

   Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được các lưu ý khi sử dụng steroid ở bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn tính. Các thuốc steroid chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn để kiểm soát triệu chứng bệnh. Nếu muốn biết thêm các biện pháp cải thiện viêm loét đại tràng  hiệu quả, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà