Tìm hiểu về thuốc giảm đau đại tràng

Nội dung chính

 

   Khi mắc các bệnh lý về đại tràng, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân không thành khuôn… Trong đó, mức độ đau bụng có thể dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Lúc này, các thuốc giảm đau đại tràng thường được người bệnh sử dụng. Vậy chúng có những loại nào?

 

Tìm hiểu về thuốc giảm đau đại tràng

 

Đau đại tràng là bệnh gì?

   Một số bệnh lý thường gặp gây đau đại tràng bao gồm:

Hội chứng ruột kích thích

   Hội chứng ruột kích thích hay đại tràng co thắt xảy ra do đại tràng bị nhạy cảm quá mức, dễ bị kích thích. Theo đó, nó tăng hoặc giảm co bóp một cách bất thường, gây đau bụng, đi ngoài nhiều lần, táo bón, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi…

   Tính chất cơn đau bụng của người mắc hội chứng ruột kích thích thường là đau quặn dữ dội, đau sau khi ăn. Vị trí đau có thể thay đổi dọc theo khung đại tràng.

   Nguyên nhân thường gặp gây hội chứng ruột kích thích là do tâm lý căng thẳng, stress. Bình thường, nhu động ruột được chi phối bởi hệ thần kinh trung ương thông qua trục thần kinh não ruột. Khi tâm lý căng thẳng lo âu, tín hiệu truyền xuống khiến thần kinh ruột bị kích thích, làm rối loạn hoạt động co bóp và hình thành bệnh.

Viêm đại tràng mãn tính

   Viêm đại tràng mãn tính hay viêm loét đại tràng là bệnh lý có sự viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc đại tràng, gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa, tái đi tái lại nhiều lần. Các triệu chứng của bệnh tương đối giống với hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, tính chất cơn đau bụng ở viêm đại tràng mãn tính thường đau âm ỉ. Nó xuất hiện khi mới ngủ dậy vào sáng sớm hoặc sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn những đồ ăn lạ. Sau khi đi đại tiện thì cơn đau sẽ giảm dần.

 

Viêm đại tràng mãn tính gây đau bụng âm ỉ

 

   Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh này là do hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn bởi chế độ ăn uống không hợp vệ sinh hoặc lạm dụng thuốc (đặc biệt là kháng sinh), tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn tấn công niêm mạc đại tràng, gây viêm nhiễm.  

   Nếu không có biện pháp khắc phục phù hợp, viêm đại tràng mãn tính tái lại nhiều lần sẽ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng, ung thư đại tràng…

 

Các thuốc giảm đau đại tràng

   Một số thuốc giảm đau đại tràng thường dùng bao gồm:

Phloroglucinol

   Phloroglucinol là thuốc giảm đau đại tràng tác dụng theo cơ chế ức chế trực tiếp các kênh calci trên tế bào cơ trơn, từ đó giảm co thắt, giảm đau, đặc biệt hiệu quả trong cơn đau cấp tính. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp:

  • Điều trị triệu chứng đau liên quan đến rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa và đường mật.
  • Điều trị các cơn đau cấp tính do co thắt đường tiết niệu, cơn đau quặn thận.
  • Giảm đau do co thắt trong phụ khoa;

   Liều lượng của Phloroglucinol khác nhau tùy từng đối tượng, cụ thể là:

  • Với người trường thành:
  • Dạng uống: Uống 2 viên 80mg lúc đau, dùng thêm 2 viên nếu mức độ đau chưa giảm nhiều, sử dụng tối đa 3 lần một ngày (tổng cộng 6 viên);
  • Thuốc đặt dưới lưỡi: Mỗi lần đặt 1 viên, tối đa 3 viên/ngày, cách nhau tối thiểu 2 giờ giữa mỗi lần dùng.
  • Với trẻ em:
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Uống 1 viên 80mg x 2 lần/ngày;
  • Trẻ em trên 2 tuổi: Liều thông thường là 1 viên 80mg, uống vào lúc đau và có thể lặp lại trong trường hợp co thắt nặng, khoảng cách giữa mỗi lần uống tối thiểu 2 giờ. Liều tối đa không quá 2 viên/ngày.

   Tác dụng phụ thường gặp của Phloroglucinol là phát ban. Một số trường hợp còn xuất hiện phù mạch, tụt huyết áp, sốc phản vệ.

 

Thuốc giảm đau đại tràng có nhiều tác dụng phụ khác nhau

 

Spasmaverine

   Thuốc Spasmaverine (Alverin) là thuốc chống co thắt cơ trơn loại Papaverin. Nó có tác dụng trực tiếp đến cơ trơn (tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục) mà không tác động lên mạch máu, tim hay phế quản nên được sử dụng phổ biến để giảm đau đại tràng.

   Spasmaverine được hấp thu qua đường tiêu hóa và thải trừ qua thận. Nó có tác dụng chỉ sau 1-1.5 giờ uống thuốc. Spasmaverine chỉ được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên với liều 1 hoặc 2 viên/lần, 1 đến 3 lần/ngày. Trẻ em dưới 12 tuổi hay phụ nữ cho con bú không được chỉ định.

   Lưu ý: Liều điều trị Spasmaverine ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người và mức độ diễn tiến của bệnh. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên đi thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

   Tác dụng không mong muốn của thuốc Spasmaverine gồm có:

  • Buồn nôn, đau nhức đầu, chóng mặt, ngứa ngáy trên da, phát ban đỏ, phản ứng dị ứng (bao gồm cả phản vệ).
  • Viêm gan, rối loạn tiêu hóa, ngủ nhiều….

   Ngoài thuốc giảm đau đại tràng, tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ phối hợp thêm nhiều loại khác chẳng hạn như kháng sinh, kháng viêm, thuốc nhuận tràng, thuốc cầm tiêu chảy…

   Tuy nhiên, thuốc tây y chỉ giải quyết triệu chứng bệnh, không tác động vào nguyên nhân nên bệnh đại tràng dễ tái phát lại. Thực tế đó đòi hỏi người hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng mãn tính cần một biện pháp khác tối ưu hơn.

 

Giải pháp tối ưu giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng mãn tính

   Để kiểm soát hiệu quả viêm đại tràng mãn tính và hội chứng ruột kích thích, bạn cần áp dụng biện pháp giải quyết nguyên nhân của hai bệnh này. Và BoniBaio + của Mỹ sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

 

Sản phẩm BoniBaio + của Mỹ

 

   BoniBaio + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ với thành phần rất toàn diện, bao gồm:

– 6 tỷ lợi khuẩn gồm: Lactobacillus Acidophilus, Lactobacillus Plantarum, Lactobacillus Casei, Bifidobacterium Bifidum, Bifidobacterium Lactis, Bifidobacterium Longum: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, giải quyết nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính.

5-HTP: Giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng thần kinh, giảm stress, giảm kích thích đại tràng, khắc phục nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích.

– Bạc hà, lá bài hương: Giúp giảm co thắt cơ trơn, từ đó giúp giảm đau bụng hiệu quả.

– Hoàng liên, gừng, bạch truật: Giúp chống viêm, kháng khuẩn, từ đó giúp giảm tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Đặc biệt, bạch truật giúp điều hòa nhu động ruột hai chiều, có vai trò rất lớn với người bị hội chứng ruột kích thích. Khi đại tràng bị co thắt mạnh gây đau bụng và tiêu chảy, bạch truật sẽ giúp giảm co thắt, từ đó giúp giảm đau và cầm tiêu chảy. Còn trong trường hợp người bệnh bị táo bón, bạch truật sẽ giúp tăng nhu động ruột, nhuận tràng hiệu quả.

– Inulin, hạt thì là: Cung cấp chất xơ hòa tan là thức ăn cho lợi khuẩn phát triển, giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy hay táo bón.

– Lô hội, L- arginine: Giúp làm mát gan, trợ tiêu hóa.

– Chiết xuất đu đủ: Bổ sung trực tiếp men papain giúp cơ thể tiêu hóa đạm, người bệnh ăn uống được nhiều hơn.

– Cây du trơn: Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm đau.

   Nhờ đó, BoniBaio + giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của cả hai bệnh như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy, táo bón, phân sống, phân nát, đầy bụng, chướng hơi… và ngăn ngừa chúng tái phát hiệu quả.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết các loại thuốc giảm đau đại tràng thường dùng. Tuy nó có hiệu quả nhanh nhưng chỉ giải quyết phần ngọn và còn kèm theo nhiều tác dụng phụ, hại gan thận khi dùng lâu dài. Vì vậy, bạn nên áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân gây đau đại tràng để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

 

XEM THÊM:

 

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà