Bệnh nhân viêm loét đại tràng thường thiếu chất dinh dưỡng nào?

Nội dung chính

 

   Viêm loét đại tràng (UC) là loại bệnh viêm ruột gây ra các vết loét trong đại tràng với các triệu chứng đau bụng,tiêu chảy, đi ngoài ra máu. Những rối loạn xảy ra trong quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng khiến bệnh nhân viêm loét đại tràng phải đối diện với nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vậy bệnh nhân viêm loét đại tràng thường thiếu các chất dinh dưỡng nào? Làm thế nào để bổ sung? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

 

Người bệnh viêm loét đại tràng thường thiếu những chất dinh dưỡng nào?

 

Tại sao người bệnh viêm loét đại tràng có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng?

Hạn chế các loại thực phẩm

   Người bệnh viêm loét đại tràng thường phải tránh một số loại thực phẩm nhất định để tránh các triệu chứng gây khó chịu như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,… Điều này có thể dẫn đến tình trạng giảm cân, suy dinh dưỡng và thiếu hụt các loại vitamin, khoáng chất ở người bệnh viêm loét đại tràng.

Do triệu chứng viêm loét đại tràng

   Triệu chứng tiêu chảy ở người bệnh viêm loét đại tràng có thể gây mất nước, thiếu hụt chất lỏng và các chất điện giải cần thiết như natri, kali, magie, phốt pho và kẽm, từ đó gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng này.

Trong một số trường hợp, người bệnh viêm loét đại tràng bị đi vệ sinh ra máu. Nếu triệu chứng này kéo dài sẽ khiến bệnh nhân bị thiếu sắt và thiếu máu.

   Ngoài ra, các triệu chứng như đau bụng và buồn nôn cũng làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến bạn khó ăn đủ lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Do các phương pháp điều trị

   Một số thuốc được sử dụng điều trị viêm loét đại tràng lại gây cản trở khả năng hấp thu và duy trì nồng độ các vitamin và khoáng chất cần thiết của cơ thể. Ví dụ: Thuốc chống viêm corticoid như prednison làm cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể. Sulfasalazine làm giảm nồng độ Folate của bạn cùng với một số loại vitamin B quan trọng.

 

Người bệnh viêm loét đại tràng thường thiếu hụt các chất dinh dưỡng nào?

Canxi và vitamin D

   Vitamin D và canxi là hai chất dinh dưỡng bị thiếu hụt phổ biến nhất ở bệnh nhân viêm loét đại tràng. Khi bạn mắc bệnh này, đại tràng bị tổn thương sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng kém hơn so với những người không mắc bệnh.

 

Những thực phẩm giàu vitamin D.

 

   Ngoài ra, nhiều loại thuốc thường được kê đơn để điều trị viêm loét đại tràng (ví dụ như prednison) cũng làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi và vitamin D của cơ thể trong thời gian dài.

   Thiếu hụt vitamin D và canxi sẽ làm suy giảm mật độ xương và làm tăng nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân viêm loét đại tràng. Theo Tổ chức Crohn’s and Colitis Foundation, có tới 60% số người mắc bệnh viêm ruột có mật độ xương thấp hơn mức trung bình.

    Trong nhiều trường hợp, người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào mà chỉ phát hiện mình đang thiếu canxi và vitamin D khi đi xét nghiệm.

   Để bổ sung các chất dinh dưỡng này, bệnh nhân có thể uống sữa (là nguồn giàu canxi và vitamin D), sữa đậu nành hoặc sữa gạo (với những người nhạy cảm với sữa). Ngoài ra, các loại rau lá xanh cũng rất giàu canxi.

Sắt

   Thiếu sắt cực kỳ phổ biến ở những người bệnh viêm ruột. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients, có khoảng 20% bệnh nhân bị thiếu máu, 37% người bệnh bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Tình trạng này có thể bắt nguồn bởi triệu chứng đi vệ sinh ra máu hoặc viêm loét bên trong đại tràng. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị viêm loét đại tràng (ví dụ như cholestyramine) có thể dẫn đến tình trạng này.

   Bệnh nhân bị thiếu sắt có triệu chứng mệt mỏi, da nhợt nhạt,… Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định bổ sung sắt. Khi lượng sắt trong cơ thể trở lại mức bình thường, người bệnh nên có một chế độ ăn giàu sắt với thịt nạc và rau xanh nấu chín.

Vitamin B

   Một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 trên tạp chí Nutrients cho thấy những người bị viêm loét đại tràng thường gặp khó khăn trong việc hấp thụ folate (còn được gọi là acid folic hoặc vitamin B9) và các loại vitamin B khác (đặc biệt là vitamin B12). Một nghiên cứu trước đó vào năm 2017 cho thấy bệnh nhân mắc viêm ruột có mức folate thấp hơn so với những người khỏe mạnh.

   Thuốc điều trị viêm loét đại tràng như cholestyramine và sulfasalazine cũng làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu vitamin B12 và folate.

   Dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang thiếu vitamin B là thiếu năng lượng, suy nhược, thay đổi tâm trạng và ngứa ran ở ngón tay, ngón chân. Sự thiếu hụt vitamin B1 còn gây ra những vấn đề về trí nhớ.

   Để phòng tránh, bệnh nhân nên có một chế độ ăn giàu vitamin B và folate như thịt gia cầm, trứng,…

Kali

   Nghiên cứu năm 2017 cho thấy bệnh nhân mắc viêm loét đại tràng có nồng độ kali trong nước tiểu thấp hơn so với những người khỏe mạnh. Tình trạng thiếu kali ở bệnh nhân viêm loét đại tràng xuất phát từ nguyên nhân do đại tràng là nơi cuối cùng mà kali được cơ thể hấp thụ. Ngoài ra, nôn mửa và tiêu chảy mãn tính do viêm loét đại tràng hoặc sử dụng corticosteroid cũng có thể dẫn đến thiếu kali.

   Bệnh nhân thiếu kali thường có các triệu chứng như chuột rút, nhịp tim không đều hoặc cảm thấy chóng mặt và ngất xỉu. Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân nên ăn các thực phẩm giàu kali như chuối, rau xanh nấu chín và khoai tây,… Bạn chỉ nên bổ sung kali qua thực phẩm chức năng khi có đơn của bác sĩ vì bổ sung quá nhiều kali có thể gây rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.

 

Nên bổ sung Kali qua thực phẩm.

 

   Trên đây là một số chất dinh dưỡng mà người bệnh viêm loét đại tràng có thể bị thiếu hụt và cách bổ sung cho từng dưỡng chất. Để biết thêm các biện pháp cải thiện bệnh viêm loét đại tràng hiệu quả, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà