Các bài tập yoga giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích

Nội dung chính

 

   Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý mãn tính ở đại tràng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Yoga là một trong những bài tập được các chuyên gia khuyên sử dụng để cải thiện triệu chứng tại nhà. Vậy lợi ích của việc tập yoga với hội chứng ruột kích thích là gì? Các bài tập nào giúp cải thiện triệu chứng của hội chứng ruột kích thích?

 

Lợi ích của tập yoga đến hội chứng ruột kích thích.

 

Lợi ích của việc tập yoga với hội chứng ruột kích thích

   Hội chứng ruột kích thích là bệnh mãn tính sẽ gây ra những triệu chứng đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy không kiểm soát được nhu cầu đại tiện… Những triệu chứng này gây khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

   Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Theo nghiên cứu, 40 – 60% trường hợp hội chứng ruột kích thích xảy ra đồng thời với các rối loạn tâm thần như trầm cảm và rối loạn lo âu. Người ta nhận thấy rằng những sự kiện quan trọng trong cuộc sống như mất người thân, chia tay,… đều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của IBS.

   Tạp chí Thế giới về Tiêu hóa cũng khẳng định rằng căng thẳng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của hội chứng ruột kích thích.

   Mặc dù căng thẳng không phải là yếu tố duy nhất gây ra hội chứng ruột kích thích nhưng việc giảm căng thẳng, stress rất quan trọng trong việc kiểm soát căn bệnh này. Nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm căng thẳng của yoga lớn hơn so với các hình thức tập thể dục khác. Ngoài ra, bộ môn này cũng đủ nhẹ nhàng để không gây ra tác động lên ruột và làm trầm trọng thêm triệu chứng.

   Nghiên cứu cho thấy yoga giúp rèn luyện hệ thần kinh thực vật của con người (chịu trách nhiệm chi phối các phản ứng gây căng thẳng). Do đó, nó giúp người tập trở lại trạng thái bình tĩnh nhanh hơn sau một thời gian căng thẳng. Yoga cũng được chứng minh có tác dụng giảm lo âu qua một phân tích tổng hợp năm 2016.

   Một nghiên cứu năm 2015 đã cho thấy tập yoga 1 giờ x 3 lần một tuần trong vòng 12 tuần đã giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Một nghiên cứu nhỏ khác đã được tiến hành trên một nhóm nam giới bị hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy. Nhóm nam giới này được hướng dẫn thực hiện 12 tư thế yoga một ngày, trong đó nhóm đối chứng được điều trị bằng loperamid. Sau 2 tháng, các nhà nghiên cứu kết luận rằng yoga có tiềm năng trong việc cải thiện hội chứng ruột kích thích nhiều hơn so với việc điều trị bằng loperamid như hiện nay.

Như vậy, yoga đã được chứng minh mang lại lợi ích đáng kể cho hội chứng ruột kích thích.

 

Các bài tập yoga cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích

   Những tư thế yoga dưới đây có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng cho người bị hội chứng ruột kích thích:

Tư thế chó úp mặt (Downward-Facing Dog)

   Tư thế chó úp mặt (hoặc chó cúi mặt) là một tư thế cơ bản trong yoga.

   Cách thực hiện:

  • Bắt đầu với tư thế quỳ trên 2 chân, 2 tay và đầu gối mở rộng bằng hông. Các ngón tay xòe ra và 2 tay mở rộng bằng vai.
  • Hít vào. Lực dồn đều lên 2 bàn tay, ép mạnh xuống sàn rồi từ từ nâng đầu gối lên khỏi sàn.
  • Nâng hông lên rồi hạ xuống, thực hiện động tác này liên tục.
  • Thở ra, duỗi chân thẳng hết mức có thể và gót chân hướng xuống sàn.
  • Nhấc người lên sao cho vai vượt ra khỏi tay, đồng thời xoay cánh tay hướng xuống dưới sàn, phần hông vẫn giữ nguyên hướng về phía trung tâm.
  • Giữ tư thế trên 1 – 3 giây và hít vào, thở ra thật đều.

   Lưu ý: Nếu bạn đang bị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích thì hãy bỏ qua tư thế này.

Tư thế rắn hổ mang (Cobra)

   Tư thế rắn hổ mang làm săn chắc vùng bụng, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện lưu thông máu.

 

Tư thế rắn hổ mang.

 

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu ở tư thế nằm sấp, duỗi thẳng 2 mũi bàn chân chạm xuống sàn. Hai tay đặt dọc theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống.
  • Từ từ co hai bàn tay lên ngang ngực, hít vào, thở ra, nhấn hai tay xuống thảm và uốn cong phần thân trên.
  • Khi nào cảm thấy cơ thể đã kéo căng hết mức thì dừng lại.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 – 30 giây, rồi hạ trở về vị trí ban đầu. Nghỉ trong vòng 3 – 5 giây rồi lặp lại.

Lưu ý:

  • Ngoài việc chú ý thực hiện đúng tư thế thì bạn cần tập trung cả vào hơi thở, học cách kiểm soát hơi thở. Bạn hít vào thật sâu và thở ra thật chậm, không được nín thở khi cong người ra sau.
  • Những người bị đau lưng, mắc hội chứng ống cổ tay hay đang mang thai và sau khi sinh thì không nên tập động tác này.

Tư thế cánh cung (Bow pose)

   Tư thế cánh cung giúp giảm mệt mỏi, lo lắng và giúp giảm táo bón ở người bệnh hội chứng ruột kích thích.

   Cách thực hiện:

  • Để chuẩn bị tập luyện, bạn nằm ở tư thế nằm sấp trên thảm tập, hai đầu gối gập ra phía sau và đưa chân lên cao.
  • Hai tay từ từ đưa ra sau để nắm 2 cổ chân. Trong khi đó, hai bàn chân và các ngón chân cần thả lỏng, hai cánh tay thẳng.
  • Bạn hít sâu vào và dùng lực của chân, đưa bàn chân càng xa đùi càng tốt sau đó nâng ngực lên rời khỏi mặt thảm. Tay luôn luôn phải giữ thẳng.
  • Đầu giữ thẳng, mắt nhìn lên để có thể nâng cao lồng ngực hơn nữa.
  • Để thoát thế, bạn thở ra từ từ và hạ thấp dần thân mình xuống mặt thảm.

   Nếu bạn là người mới bắt đầu tập yoga, chỉ nên tập tư thế nà 1 – 3 lần. Ở lần cuối cùng, bạn giữ nguyên tư thế khoảng 3 – 5 lần hít thở trước khi trở về vị trí ban đầu.    Điều quan trọng nhất là tập đúng kỹ thuật, hít thở đúng chứ không phải tập nhanh, tập nhiều với tư thế cánh cung.

Tư thế xả hơi (Wind-Relieving pose)

   Tư thế này rất hữu ích trong việc giảm chướng bụng, giúp thải khí đầy hơi.

 

Tư thế xả hơi.

 

   Cách thực hiện:

  • Nằm ngửa trên thảm, hai chân duỗi thẳng, 2 bàn chân đặt cạnh nhau, cánh tay đặt xuôi theo 2 bên cơ thể.
  • Hít thở sâu. Khi thở ra, gập đầu gối và đưa về phía ngực, đồng thời ấn đùi lên bụng. Vòng tay quanh chân như thể bạn đang ôm gối.
  • Giữ tư thế này càng lâu càng tốt, đồng thời hít thở đều và sâu. Mỗi khi thở ra, hãy siết chặt tay và đè mạnh đùi. Mỗi khi hít vào, hãy nới lỏng tay.

   Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã nắm được lợi ích của việc tập yoga với hội chứng ruột kích thích và một số bài tập phù hợp. Để biết thêm các biện pháp cải thiện bệnh, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044