Nội dung chính
Bạn có biết đôi khi ô nhiễm không khí trong nhà còn có thể nặng nề hơn cả bên ngoài trời? Trên thực tế, trong nhà có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm không khí. Một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe lâu dài đang ngày càng được nhiều gia đình Việt lựa chọn là đầu tư vào máy lọc không khí.
Cần lưu ý gì khi sử dụng máy lọc không khí trong nhà?
Tại sao nên sử dụng máy lọc không khí?
Các gia đình thường chú ý đến chất lượng không khí ngoài trời mà bỏ quên đi chất lượng không khí trong nhà. Theo khảo sát của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), khoảng 93% thời gian của con người là ở trong nhà. Do đó chất lượng không khí trong nhà rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe. Hít thở không khí chất lượng kém trong thời gian dài có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh nhiễm trùng, ung thư phổi, bệnh phổi mạn tính như hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, COPD.
Các yếu tố nguy cơ và tác hại của ô nhiễm không khí trong nhà
Trên thực tế, chất lượng không khí trong nhà còn có thể ô nhiễm hơn ở ngoài trời. Dấu hiệu nhận biết điều này là bạn thường thấy các triệu chứng hô hấp đỡ hơn khi ra khỏi nhà và xuất hiện lại khi trở về. Dưới đây là nguyên nhân khiến chất lượng không khí trong nhà ô nhiễm:
- Hút thuốc lá trong nhà: Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có khoảng hơn 70 hóa chất gây bệnh ung thư và các căn bệnh nguy hiểm như phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch và nhiều bệnh nan y khác.
- Đốt hương thường xuyên, nhất là những loại hương tẩm hóa chất cũng sẽ làm tăng các chất khí độc hại trong môi trường gia đình.
- Các loại rèm cửa, thảm trải sàn, khăn phủ bàn ghế, ga giường … không được thay giặt và vệ sinh thường xuyên sẽ là nơi trú ẩn lý tưởng của các loại vi sinh vật, nấm mốc và lưu cữu bụi bẩn.
- Độ ẩm không khí trong nhà cao là điều kiện lý tưởng để sản sinh nấm mốc.
- Sử dụng hóa chất tẩy rửa, tạo mùi thơm: Chúng giải phóng một số hóa chất nguy hiểm, trong đó có hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) gây ra các bệnh mạn tính về hô hấp như hen suyễn, COPD, giãn phế quản và phản ứng dị ứng.
- Hệ thống thông gió kém.
Do đó, các gia đình nên có các biện pháp cải thiện chất lượng không khí trong nhà, trong đó có sử dụng máy lọc không khí. Tuy nhiên, để sử dụng máy lọc không khí đúng cách, mời bạn theo dõi phần sau.
Cách sử dụng máy lọc không khí bảo vệ đường hô hấp
Máy lọc không khí cấu tạo gồm nhiều màng lọc, giúp lọc lông động vật, phấn hoa, bụi mịn, vi khuẩn gây mùi… Một số loại còn tích hợp thêm khả năng tạo độ ẩm, bắt muỗi, tạo ion âm.
Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, máy lọc không khí có thể trở thành nguồn phát tán tác nhân gây bệnh tiềm ẩn. Do đó, gia đình cần chú ý vệ sinh hoặc thay mới màng lọc sau thời gian sử dụng.
Nên thay màng lọc của máy lọc không khí thường xuyên
Nhiều gia đình khi sử dụng thiết bị này thường có thói quen đóng kín cửa để quá trình lọc không khí không bị gián đoạn. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến không khí trong nhà không được lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây hại tồn tại lâu hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, bạn nên mở cửa sổ, lối đi lại vào một vài thời điểm trong ngày để không khí lưu thông tốt hơn.
Hơn nữa, máy lọc không khí không làm sạch bụi trên sàn nhà. Vì thế, gia đình cần chú ý làm sạch không gian sống thường xuyên, nhất là khi nhà có nuôi thú cưng.
Bạn cần lưu ý máy lọc không khí không thể loại bỏ hoàn toàn dị nguyên gây bệnh hoặc kích ứng đường hô hấp nên bệnh nhân COPD, hen suyễn, viêm phế quản,… cần tránh các yếu tố có thể gây khởi phát bệnh.
Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng máy lọc không khí bảo vệ đường hô hấp. Để biết thêm các biện pháp bảo vệ phổi, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: