Nội dung chính
Hệ tiêu hóa của chúng ta có thể hoạt động trơn tru phần lớn là nhờ hệ vi sinh đường ruột. Chúng được xem như bộ não thứ hai, tham gia vào hầu hết mọi quá trình trong cơ thể. Bởi vậy khi bị loạn khuẩn đường ruột, các vấn đề về hệ tiêu hóa sẽ xuất hiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Loạn khuẩn đường ruột là gì?
Loạn khuẩn đường ruột là gì?
Loạn khuẩn đường ruột là sự mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Thông thường, khu vực này hội tụ rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Chúng được chia thành 2 loại là lợi khuẩn và hại khuẩn với tỷ lệ tương ứng 85:15. Nếu tỷ lệ này được duy trì ổn định, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt, quá trình tiêu hóa, hấp thu, đào thải độc tố cũng diễn ra thuận lợi.
Tuy nhiên, nếu có nguyên nhân nào đó làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, lượng lợi khuẩn giảm xuống, còn hại khuẩn phát triển mạnh, vấn đề tiêu hóa sẽ xuất hiện.
Nguyên nhân dẫn đến loạn khuẩn đường ruột
Những nguyên nhân dẫn đến loạn khuẩn đường ruột bao gồm:
- Nhiễm trùng đường ruột do:
- Ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bẩn, đồ hàng quán.
- Dùng đồ ăn xào nấu lại nhiều lần, để lâu trong tủ lạnh.
- Ăn thực phẩm ôi thiu, nấm mốc.
- Lạm dụng kháng sinh: Kháng sinh có tác dụng ức chế hại khuẩn. Tuy nhiên, nó cũng tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu bạn lạm dụng loại thuốc này vô tội vạ, tình trạng loạn khuẩn đường ruột sẽ xảy ra.
- Thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích: Rượu bia vừa tiêu diệt lợi khuẩn, lại còn kích thích đại tràng, khiến nhu động ruột rối loạn co bóp, dễ gây loạn khuẩn đường ruột.
- Trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cũng dễ bị loạn khuẩn đường ruột.
Lạm dụng rượu bia dễ gây loạn khuẩn đường ruột
Các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột
Với trẻ nhỏ, loạn khuẩn đường ruột thường gây ra các triệu chứng như:
- Chán ăn.
- Đau bụng.
- Nôn ói và tiêu chảy.
Nếu không khắc phục kịp thời, loạn khuẩn đường ruột kéo dài sẽ làm trẻ suy nhược, sụt cân, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.
Ở người lớn, loạn khuẩn đường ruột thường có triệu chứng bao gồm:
Rối loạn đại tiện
Người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, phân không thành khuôn. Số lần đi ngoài tăng lên, nhẹ thì thường khoảng 2-3 lần. Trường hợp loạn khuẩn đường ruột nặng, số lần đi ngoài có thể đến hơn chục lần.
Nếu người bệnh không khắc phục sớm, hại khuẩn phát triển rầm rộ sẽ tấn công niêm mạc đại tràng, gây viêm đại tràng cấp tính. Tình trạng viêm kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần còn tiến triển thành viêm đại tràng mãn tính. Đây là bệnh lý nghiêm trọng, vừa gây nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vừa có hàng loạt biến chứng nguy hiểm như xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng.
Đầy hơi, chướng bụng
Loạn khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn lưu trữ trong ruột lâu hơn, gây tình trạng đầy chướng bụng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, chán ăn.
Loạn khuẩn đường ruột gây đầy hơi, chướng bụng
Đau bụng
Đây là triệu chứng thường gặp ở người bị loạn khuẩn đường ruột. Mức độ đau dữ dội hay âm ỉ tùy thuộc vào mức độ hại khuẩn phát triển và sự tổn thương đường ruột của người bệnh.
Buồn nôn và nôn
Do chức năng tiêu hóa của đường ruột bị suy giảm nên người bệnh dễ mắc chứng nôn và buồn nôn, đôi khi có kèm theo ợ hơi. Triệu chứng buồn nôn, nôn kéo dài thường khiến người bệnh mệt mỏi, kém ăn, ăn không ngon, dễ dẫn đến tình trạng mất nước và suy dinh dưỡng.
Làm sao để phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột?
Biện pháp phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột với mỗi đối tượng thường khác nhau, cụ thể:
Với trẻ nhỏ
Cha mẹ nên:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh trong quá trình lựa chọn nguyên liệu, chế biến thức ăn cho trẻ.
- Rửa tay sạch cho trẻ trước khi ăn, chú ý không cho trẻ đưa tay hoặc đồ chơi vào miệng.
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách:
- Tiêm vắc-xin đầy đủ và chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cha mẹ nên tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ
- Bổ sung cho các bé những chất cần thiết để tăng sức đề kháng như các kháng thể IgG, IgA, IgF… cùng các protein, vitamin và dưỡng chất cần thiết khác.
- Chỉ sử dụng kháng sinh cho trẻ nếu có chỉ định của bác sĩ.
- Điều quan trọng nhất là bổ sung lợi khuẩn, duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé. Hai lợi khuẩn rất tốt và cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ là Lactobacillus acidophilus và Streptococcus thermophilus, cha mẹ nên chú ý bổ sung hàng ngày cho con nhỏ. Bạn có thể làm được điều đó bằng cách cho trẻ sử dụng sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ. Với tác dụng 2 trong 1, BoniKiddy + vừa bổ sung lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp con ăn ngon miệng hơn, vừa giúp cải thiện sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.
Đối với người lớn
Thông thường, loạn khuẩn đường ruột cấp tính ở người trưởng thành sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà cần phòng ngừa tình trạng này xảy ra, tránh tiến triển thành bệnh viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính bằng cách:
- Ăn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, dễ tiêu hóa, tránh ăn hàng quán, đồ ôi thiu.
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế uống rượu bia, chất kích thích.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Tránh thức khuya, stress quá mức, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ.
- Không lạm dụng kháng sinh.
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột bằng cách ăn kim chi, dưa bắp cải, sữa chua Kefir…
- Tích cực bổ sung thực phẩm tốt cho lợi khuẩn như quả chuối, bơ, bắp cải…
Nếu không may loạn khuẩn đường ruột làm bạn bị viêm đại tràng cấp tính, hãy điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ. Còn trường hợp bị viêm đại tràng mãn tính, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniBaio + của Mỹ để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, các thành phần trong BoniBaio + còn giúp giảm triệu chứng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài liên tục… , là lựa chọn tối ưu nhất dành cho bệnh nhân đại tràng.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết loạn khuẩn đường ruột là gì. Tình trạng này chủ yếu do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh gây ra. Vì vậy, bạn nên thay đổi lại lối sống, phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột càng sớm càng tốt. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Chế độ ăn FODMAP thấp cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích
- Phẫu thuật cắt đại tràng: Khi nào cần thực hiện?