Polyp đại tràng có cần phải cắt bỏ không? Phòng ngừa bằng cách nào?

Nội dung chính

 

   Polyp đại tràng là một trong những vấn đề tại đường tiêu hóa mà rất nhiều người gặp phải. Mặc dù có khả năng thấp, nhưng đa số người bệnh đều lo lắng về việc nó có thể tiến triển thành ung thư. Do đó, việc có cần phải cắt bỏ polyp hay không cũng là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều này nhé!

 

Polyp đại tràng có cần phải cắt bỏ không? Phòng ngừa bằng cách nào?

 

Polyp đại tràng – Khi nào cần phải cắt bỏ?

   Polyp đại tràng là những u lồi xuất hiện do sự tăng sinh quá mức của phần niêm mạc đại tràng. Polyp đại tràng được phân thành 2 loại chính là:

  • Polyp lành tính, không có khả năng tiến triển thành ung thư như: polyp viêm, polyp tăng sản,…
  • Polyp có khả năng chuyển thành ung thư sau một thời gian như: Polyp tuyến ống, polyp u tuyến nhánh, polyp u tuyến ống – nhánh, polyp tuyến răng cưa,…

   Polyp đại tràng có thể xuất hiện với nhiều kích thước khác nhau, từ dưới 0,5cm cho đến hơn 2cm. Số lượng polyp cũng không cố định, có thể dao động từ 5 – 10 polyp, cho đến hàng trăm polyp xuất hiện dọc theo khung đại tràng.

   Theo các chuyên gia, kích thước polyp càng lớn thì nguy cơ trở thành ung thư càng cao.  Những polyp đại tràng dưới 0,5cm thường phát triển rất chậm, không có sự thay đổi sau khoảng 4 – 5 năm.

    Nguy cơ tiến triển thành ung thư của những polyp đại tràng dưới 1cm không đến 2%. Những polyp lớn hơn với đường kính từ 1 – 2cm có tỷ lệ ung thư hóa khoảng 10 – 20%. Nguy hiểm nhất là những polyp trên 2cm, chúng có thể trở thành những khối u ác tính với tỷ lệ lên đến 50%.

   Bên cạnh đó, những polyp có bề mặt nhẵn thường sẽ có ít khả năng trở thành ung thư. Trong khi đó, những polyp đại tràng có bề mặt sần sùi, méo mó, hay răng cưa thì sẽ có tỷ lệ ung thư hóa cao hơn. 

   Trong các trường hợp polyp với kích thước trên 5mm, hoặc dưới 5mm nhưng có bề mặt sần sùi, bác sĩ thường sẽ cắt bỏ ngay trong quá trình nội soi, nếu vị trí thuận lợi và số lượng ít. Sau khi cắt bỏ, những polyp này cũng sẽ được lấy sinh thiết để xác định xem có nguy cơ ung thư hay không, từ đó có các biện pháp điều trị phù hợp.

   Với những polyp nhỏ hơn, bề mặt nhẵn bóng, chưa gây ra ảnh triệu chứng gì khó chịu, thì người bệnh không cần phải cắt bỏ ngay, nhưng nên nội soi định kỳ để theo dõi.

   Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh cũng có thể được chỉ định cắt bỏ polyp đại tràng để tránh biến chứng. Những đối tượng này có thể kể đến là:

  • Có tiền sử mắc bệnh viêm ruột như bệnh Crohn, viêm đại tràng mãn tính,…
  • Có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng, polyp tuyến đại tràng.
  • Mắc hội chứng Lynch.

 

Những polyp đại tràng kích thước lớn, bề mặt sần sùi sẽ được cắt bỏ và sinh thiết

 

Phòng ngừa polyp đại tràng bằng cách nào?

   Theo thống kê, có khoảng 30% các trường hợp sau khi cắt polyp đại tràng bị tái phát trở lại. Trong đó, nguy cơ này tăng lên ở những người mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính.

   Để phòng ngừa polyp đại tràng tái phát trở lại, người bệnh nên thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Không uống rượu bia và hút thuốc lá. Để bỏ thuốc lá nhanh chóng và dễ dàng, bạn hãy sử dụng nước súc miệng Boni-Smok.
  • Duy trì cân nặng ổn định, giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì.
  • Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn chín uống sôi, không ăn thực phẩm để lâu, đồ ăn bị nấm mốc, đồ chứa chất bảo quản.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều chất béo, khó tiêu, các loại thịt đỏ (thịt bò, dê, cừu,…).
  • Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Sử dụng các thực phẩm giàu canxi như: các loại hạt, phô mai, sữa chua, cá mòi, hạnh nhân, rau lá xanh,…
  • Bổ sung lợi khuẩn để giúp tiêu hóa tốt hơn, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột, bảo vệ niêm mạc đại tràng, làm các tổn thương lành lại nhanh hơn.
  • Tắm nắng để bổ sung vitamin D. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin D cũng giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm soát tốt các bệnh lý dễ khiến polyp tái phát nếu đang mắc phải. Ví dụ, với viêm đại tràng mãn tính, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniBaio+.

   Đây là sản phẩm được kết hợp bởi 6 tỷ lợi khuẩn, cùng với các thảo dược tự nhiên và dưỡng chất cần thiết với cơ thể. Sản phẩm sẽ tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, đồng thời làm giảm các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát, đầy bụng, chướng hơi,… một cách hiệu quả.

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về vấn đề khi nào thì cần cắt bỏ polyp đại tràng, cũng như cách phòng ngừa tái phát. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044