Tìm hiểu về nhóm thuốc nhuận tràng trị táo bón

Nội dung chính

 

Sau khi đã áp dụng rất nhiều cách thức để thay đổi chế độ ăn uống và lối sống nhưng tình trạng táo bón vẫn không cải thiện, bệnh nhân thường muốn tìm đến các loại thuốc điều trị. Trong đó nhuận tràng kích thích là một thuốc cho tác dụng nhanh chóng và hiệu quả. Vậy bạn biết gì về nhóm thuốc nhuận tràng kích thích.

 

Có những loại thuốc nhuận tràng trị táo bón nào?

 

Các thuốc nhuận tràng trị táo bón

Một số loại thuốc nhuận tràng trị táo bón là:

  • Thuốc nhuận tràng tạo khối: Cung cấp chất xơ dưới dạng psyllium, chất xơ methylcellulose, dextrin lúa mì, canxi polycarbophil, làm tăng lượng nước và khối lượng phân, thúc đẩy phân đi qua ruột kết một cách nhanh chóng.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: Gây ra các cơn co thắt cơ nhịp nhàng trong ruột. Sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích trong thời gian dài (nhiều hơn 3 lần/tuần trong 1 năm) có thể gây phụ thuộc. Do đó, tránh sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài.
  • Thuốc làm mềm phân: Những thuốc làm mềm phân thường là muối canxi hoặc natri của docusat, đây là một chất diện hoạt có khả năng làm giảm sức căng bề mặt và khiến cho nước thấm vào khối phân, giúp phân mềm và dễ đi ra ngoài hơn.
  • Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Chứa thành phần dầu khoáng, khiến phân trở nên trơn trượt, dễ di chuyển hơn trong đường ruột.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Thường được dùng để làm sạch đường ruột chuẩn bị cho phẫu thuật, nội soi hay loại bỏ chất độc.

 

Top 4 loại thuốc nhuận tràng phổ biến nhất

Thuốc Sorbitol

  • Được xếp vào nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
  • Được bào chế dưới dạng bột uống đóng thành gói 5g hoặc dạng dung dịch chứa 70% sorbitol.
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày uống 1 – 3 gói, trước khi ăn hoặc khi có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi với người bị khó tiêu. Với người bị táo bón thì uống 1 gói/ngày vào buổi sáng khi bụng đang đói. Riêng trẻ em chỉ nên dùng 1/2 liều so với người lớn.
  • Chống chỉ định: Bệnh viêm loét trực tràng, viêm đại tràng mạn tính, các bệnh lý viêm ruột non, hội chứng tắc ruột, người bị đau bụng chưa rõ nguyên nhân, người không dung nạp đường fructose.

 

Thuốc nhuận tràng sorbitol.

 

Thuốc Forlax

  • Được xếp vào nhóm nhuận tràng thẩm thấu với thành phần chính là macrogol 4000 – một polymer có trọng lượng phân tử lớn giúp kéo nước trong đường ruột để làm phân mềm, tăng thể tích phân, qua đó giảm táo bón.
  • Được bào chế dưới dạng bột uống đóng thành gói 10g.
  • Cách dùng: Uống từ 1-2 gói/ngày với người lớn, trẻ em trên 8 tuổi. Chỉ nên uống kéo dài tối đa là 3 tháng.
  • Chống chỉ định: Trường hợp viêm ruột nặng, phình đại tràng do nhiễm độc, đau bụng không rõ nguyên nhân, thủng ruột, tắc hoặc bán tắc ruột.

Thuốc Bisacodyl

  • Được xếp vào nhóm nhuận tràng kích thích làm tăng nhu động ruột, kích thích đẩy phân ra ngoài.
  • Được bào chế dưới dạng viên uống hoặc viên đặt trực tràng.
  • Cách sử dụng: Tùy theo mục đích sử dụng nhằm điều trị táo bón hoặc làm sạch đường ruột trước khi chụp X-quang đại tràng hoặc phẫu thuật sẽ có liều lượng khác nhau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với dạng viên uống cần nuốt toàn bộ viên thuốc mà không được nghiền nát, nhai hoặc bẻ viên thuốc. Uống cách xa các thuốc kháng axit, sữa hoặc các chế phẩm từ sữa để tránh làm hỏng lớp màng bọc thuốc Bisacodyl và tăng nguy cơ đau bụng, buồn nôn.
  • Chống chỉ định: Người đang bị tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm ruột cấp, chảy máu trực tràng, mất nước nặng, trẻ em dưới 10 tuổi.

Thuốc Duphalac

  • Có thành phần lactulose có tác dụng kích thích nhu động ruột, thẩm thấu làm tăng lượng nước trong phân, làm mềm phân.
  • Được bào chế dưới dạng dung dịch uống.
  • Cách sử dụng: Có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với nhiều nước.
  • Chống chỉ định: Quá mẫn với lactose hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc, tắc nghẽn dạ dày ruột, thủng cơ quan tiêu hóa, đau bụng không rõ nguyên nhân.

 

Vì sao không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng trị táo bón?

Lạm dụng thuốc nhuận tràng để trị táo bón còn có thể gây ra nhiều vấn đề và nguy cơ cho sức khỏe, bao gồm:

  • Giảm hiệu quả của thuốc: Khi lạm dụng thuốc nhuận tràng, ruột sẽ dần quen với tác động của thuốc, dẫn đến việc cần sử dụng liều lượng cao hơn để đạt được cùng hiệu quả ban đầu. Điều này có thể làm cho tình trạng táo bón sau này trở nên khó khăn hơn để điều trị.
  • Mất cân bằng điện giải: Thuốc nhuận tràng thường hoạt động bằng cách tăng cường sự chuyển động của ruột, từ đó gây mất cân bằng trong điện giải của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải quan trọng cho hoạt động cơ thể.
  • Tác dụng phụ khác: Như đau bụng, buồn ngủ, mất ngủ, và tăng nguy cơ tương tác không mong muốn với các loại thuốc khác.

   Do đó, bệnh nhân táo bón không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng. Thay vào đó, bệnh nhân nên tìm cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường vận động, và thay đổi lối sống để giảm tình trạng táo bón một cách tự nhiên. Nếu tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

   Thuốc nhuận tràng chỉ nên là phương pháp điều trị ngắn hạn cho tình trạng táo bón. Việc lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ bệnh nhân. Nếu bị táo bón kéo dài, bệnh nhân nên đến gặp các chuyên gia y tế để có biện pháp điều trị. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044