Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không? Ăn như thế nào thì tốt?

Nội dung chính

 

  Khoai lang là thực phẩm phổ biến và là 1 loại thức ăn ưu thích của rất nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên nếu bị viêm đại tràng thì có nên ăn khoai lang không? Nếu ăn được thì ăn như thế nào tốt? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp những thắc mắc trên 1 cách đầy đủ và chi tiết nhất.

 

Người bệnh viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?

 

Tổng quan kiến thức về bệnh viêm đại tràng

Khái niệm bệnh viêm đại tràng

   Viêm đại tràng là bệnh lý xảy ra tại đại tràng đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm trên niêm mạc kéo dài thường xuyên và tái phát liên tục. Ban đầu viêm đại tràng thường khởi phát 1 đợt cấp tính do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng hay do hóa chất… sau đó do không được điều trị khỏi hẳn nên bệnh sẽ tái đi tái lại và trở thành bệnh mạn tính.

 

Biểu hiện của người mắc bệnh viêm đại tràng

   Khi bị viêm đại tràng, người bệnh sẽ có 3 biểu hiện triệu chứng điển hình nhất là: đau bụng, rối loạn tiêu hóa và rối loạn đại tiện:

+ Đau bụng: người bệnh thường đau âm ỉ kéo dài cả ngày, đau thường cố định 1 chỗ ở hố chậu trái hoặc hố chậu phải.

+Tình trạng rối loạn tiêu hóa bao gồm các biểu hiện: đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu, chán ăn… nếu để kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân thiếu dinh dưỡng, gầy gò, xanh xao, suy nhược cơ thể.

+Rối loạn đại tiện: người bệnh có thể bị tiêu chảy (hơn 3 lần mỗi ngày) hoặc táo bón (3 lần mỗi tuần) liên tục trong thời gian dài. Thường sau khi đi ngoài xong bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Một số trường hợp bệnh nhân có thể đại tiện ra máu tươi.

 

Nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng thường do 3 nguyên nhân chính gây ra là:

+ Ăn uống không hợp lý.

Việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc ăn phải các thức ăn bị nhiễm hóa chất độc hại hay uống rượu bia nhiều sẽ khiến cho niêm mạc đại tràng bị tổn thương, rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột và làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối chức năng hệ tiêu hóa.

+ Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

 Khi những vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa bị giảm sút cùng với sự xuất hiện và tăng sinh của các vi khuẩn có hại sẽ làm rối loạn quá trình tiêu hóa thức ăn tại niêm mạc đại tràng. Hơn nữa các vi khuẩn hại này có thể tiết ra các chất sinh học làm tổn thương đại tràng dẫn tới tình trạng viêm loét trên niêm mạc.

+ Nguyên nhân tuổi tác.

 Ở độ tuổi càng cao thì cơ thể ngày càng lão hóa, chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm, đường ruột và gan giảm tiết các men tiêu hóa thức ăn dẫn tới tình trạng đi ngoài ra phân sống, niêm mạc dễ bị viêm loét.

 

Người già có nguy cơ bị viêm đại tràng cao

 

Người bệnh viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?

   Để trả lời cho vấn đề thắc mắc trên, trước tiên chúng ta cần phải biết rõ trong khoai lang có những thành phần dinh dưỡng gì?

 

Thành phần dinh dưỡng có trong khoai lang

     Khoai lang là 1 nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào với nhiều dưỡng chất khác nhau bao gồm: tinh bột, chất đường, protein, chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu.

+ Tinh bột chiếm hơn 20% thành phần của khoai lang bao gồm 3 loại khác nhau là tinh bột tiêu hóa nhanh (chiếm 80%, dễ bị phá vỡ cấu trúc bởi các enzyme tiêu hóa), tinh bột tiêu hóa chậm (chiếm khoảng 9%) và còn lại là tinh bột kháng (11%, hoạt động như 1 chất xơ, không bị tiêu hóa hay phân giải cấu trúc bởi enzyme trong cơ thể).

+ Chất đường chủ yếu là các loại đường đơn như: glucose, fructose… và đường đôi như: sucrose, maltose…

+ Chất xơ: 1 củ khoai lang cỡ trung bình sẽ có khoảng 4g chất xơ bao gồm cả chất xơ hòa tan (15 – 23%) và chất xơ không hòa tan (77 – 85%).

+ Chất đạm (protein): 1 củ khoai lang cỡ trung bình sẽ có khoảng 1-2g protein

+ Chất béo (lipid): hàm lượng thấp, chỉ có khoảng 0,2g trên 100g khoai lang.

+ Vitamin: Khoai lang là nguồn thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin khác nhau bao gồm: vitamin C, vitamin B5, B6, vitamin E …

+ Khoáng chất bao gồm: kali, natri, canxi, magie, manga, sắt

+ Một số hợp chất hữu cơ: beta carotene (tiền vitamin A), Chlorogenic acid, Anthocyanin…

 

 

Khoai lang là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng

 

Ăn khoai lang ảnh hưởng thế nào đến đại tràng?

   Theo các chuyên gia tiêu hóa, khoai lang là 1 trong số những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà người bệnh viêm đại tràng nên ăn:

+ Các dưỡng chất trong khoai lang có có khả năng tạo nên một lớp màng bọc bên trên lớp niêm mạc, giúp bảo vệ thành đại tràng khỏi các tác nhân gây hại từ đó làm giảm tổn thương ở lớp niêm mạc.

+ Các hợp chất hữu cơ trong khoai lang có tính chống viêm và chống oxy hóa sẽ giúp người bệnh viêm đại tràng hạn chế được tình trạng viêm nhiễm xảy ra trên niêm mạc.

+ Hàm lượng chất xơ cao của khoai lang sẽ giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, giúp đại tràng hoạt động ổn định, làm giảm tình trạng táo bón, khó đại tiện.

+ Khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

  Theo y học cổ truyền, khoai lang có vị ngọt tính bình có tác dụng nhuận tràng, tiêu viêm, bồi bổ cơ thể, lợi mật… nên sử dụng sẽ rất có lợi cho những người đang gặp phải tình trạng viêm đại tràng.

 

Người bệnh viêm đại tràng nên ăn khoai lang như thế nào?

   Bệnh nhân đại tràng chỉ nên ăn khoai chín, không ăn khoai sống vì sẽ dễ gây đầy bụng, chướng hơi. Bên cạnh đó việc nấu chín kỹ sẽ phá hủy hoàn toàn chất men có bên trong loại thực phẩm này. Nếu hàm lượng chất men cao đi vào trong cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa.

  Trong thực tế có rất nhiều cách chế biến khoai lang khác nhau mà người bệnh có thể lựa chọn để sử dụng. Đơn giản nhất là hấp hoặc luộc khoai. Người bệnh nên hấp cách thủy khoai sẽ tốt hơn là luộc vì sẽ giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

   Người bệnh viêm đại tràng không nên chế biến khoai bằng cách chiên rán vì có nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng xấu đến niêm mạc đại tràng và khiến cho phản ứng viêm xảy ra mạnh hơn.

 

Người bệnh viêm đại tràng không nên ăn khoai lang chiên rán

 

Một số chú ý quan trọng khi sử dụng khoai lang:

+ Khoai lang dùng tốt nhất là cho trường hợp bị táo bón, nếu như người bệnh đang bị tiêu chảy thì không nên ăn vì tác dụng nhuận tràng của khoai có thể khiến cho tình trạng này nặng hơn.

+ Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 200-300 g khoai lang, ăn quá nhiều sẽ không tốt và gây mất cân bằng dinh dưỡng.

+ Thời điểm ăn khoai lang giúp mang lại hiệu quả tốt nhất là buổi trưa, vì hàm lượng dưỡng chất có trong khoai phải cần từ 4 – 5 tiếng cơ thể mới hấp thụ hết. 

+ Không nên ăn khoai lang vào buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể rất ít vận động, hàm lượng dinh dưỡng cao trong khoai lang sẽ khiến đường ruột khó tiêu hóa hết và dễ dẫn đến triệu chứng đầy hơi chướng bụng khi đi ngủ.

+ Không nên ăn khoai lang nhiều vào lúc đói vì hàm lượng đường cao trong khoai sẽ khiến cho người bệnh gặp phải triệu chứng đầy hơi, nóng ruột, ợ chua…

 

Một số món ăn từ khoai lang tốt cho người bệnh viêm đại tràng

Canh khoai lang hầm thịt bò

   Chuẩn bị nguyên Liệu: 2 củ khoai lang, 100 g thịt bắp bò, 1/2 củ hành tây và các gia vị (muối, hạt nêm, nước mắm, hành củ, hành lá, dầu ăn…)

   Các bước thực hiện:

+ Khoai lang gọt vỏ, ngâm muối rửa sạch cho bớt mủ, sau đỏ cắt miếng vừa ăn.

+ Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, ướp với chút muối, chút hạt nêm, chút nước mắm, 2 củ hành nhỏ

+ Hành tây bóc vỏ rửa sạch, cắt múi cau, hoặc cắt miếng vừa ăn như khoai lang.

+ Bắt nồi nước lên bếp, nước sôi, cho khoai lang vào nấu khoảng 10-15 phút cho khoai lang chín.

+ Cho thịt bò đã ướp vào và sau cùng là hành tây, đợi nước sôi lại thì nêm nếm vừa ăn, cho vào chút dầu ăn và tắt bếp.

+ Múc ra tô, cắt hành lá vào, rắc chút tiêu và ngò lên mặt.

 

Canh khoai lang hầm thịt bò

 

Cháo khoai lang gạo tẻ

Chuẩn bị nguyên liệu: 200g khoai lang, 100g gạo tẻ, các gia vị cần thiết.

Các bước thực hiện:

+ Khoai lang rửa sạch, bỏ vỏ rồi thái thành từng lát mỏng.

+ Gạo tẻ đem vo sơ với nước rồi cho vào nồi, đổ thêm vào khoảng 1,5 lít nước. Bắc nồi lên bếp đun trên lửa nhỏ cho đến khi hạt gạo nở đều.

+ Khi cháo đã chín nhừ thì cho khoai lang vào nấu chung, khi khoai đã chín nhừ thì tắt bếp là có thể sử dụng.

+ Nêm nếm muối hoặc đường để cháo khoai lang mặn hoặc ngọt tùy thuộc vào sở thích của mỗi người.

 

Canh khoai lang hầm đuôi heo

  Chuẩn bị nguyên liệu: 1 cái xương đuôi heo, 1/2 kg khoai lang, 100 g nấm rơm, 1 nắm nhỏ húng quế, muối, bột nêm…

Các bước thực hiện:

+ Đuôi heo chặt nhỏ rửa sạch trần sơ qua nước sôi vớt ra để ráo. Khoai lang cắt khúc vừa ăn. Nấm bỏ chỗ đen hư ngâm nước có chút muối. Húng quế nhặt sạch rửa để ráo.

+ Hầm đuôi heo cho 1/4 muỗng cafe muối và 3 bát nước ăn cơm để lửa vừa khoảng 15 phút.

+ Nước cạn thì chế thêm lượng như ban đầu, sau khi sôi thì bỏ khoai lang và nấm vào hầm 15 phút.

+ Nêm 2 muỗng rưỡi ăn cơm bột nêm và bỏ rau húng quế vào. Nấu thêm 5 phút nữa thì có thể dùng được.

 

Canh khoai lang hầm đuôi lợn

 

   Với trường hợp viêm đại tràng ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự cải thiện được tình trạng bệnh của mình bằng cách xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Nhưng với trường hợp nặng thì chỉ ăn uống khoa học thôi là không đủ, người bệnh cần có giải pháp toàn diện và hiệu quả hơn.

   Sử dụng thảo dược thiên nhiên là xu hướng đang chiếm được lòng tin của đại đa số người bệnh viêm đại tràng vì hiệu quả cao mà lại an toàn lành tính không gây ra tác dụng phụ. Và dẫn đầu xu hướng này hiện nay là sản phẩm BoniBaio của tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ và Canada.

 

BoniBaio – Công thức vượt trội cho người bệnh viêm đại tràng

  Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính khiến cho bệnh viêm đại tràng dai dẳng khó dứt là do sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột với sự tăng lên của hại khuẩn và giảm sút của lợi khuẩn. Sự mất cân bằng này sẽ khiến cho niêm mạc đại tràng mất đi lớp lá chắn bảo vệ, từ đó các tác nhân gây bệnh (độc tố, vi khuẩn, virus, nấm…) sẽ tấn công và gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn…

   BoniBaio sẽ giúp người bệnh viêm đại tràng khắc phục triệt để vấn đề kể trên với sự bổ sung của 6 tỷ lợi khuẩn đường ruột trong mỗi viên uống.

   6 Tỷ lợi khuẩn lactobacillus và bifidobacterium này sẽ thiết lập lại cân bằng vi sinh, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, tiết ra dịch nhầy cho thành ruột, tạo thành lớp lá chắn bảo vệ niêm mạc đại tràng. Đồng thời chúng còn tiết ra enzyme tiêu hóa thức ăn, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng, phân hủy các độc tố từ thức ăn đưa vào, đào thải các chất cặn bã theo phân, tạo khuôn cho phân…

 

 

BoniBaio – Bí kíp vàng khắc phục chứng viêm đại tràng cấp và mãn tính

BoniBaio – Công thức đột phá cho người bệnh viêm đại tràng

 

  Không những vậy, để mang đến giải pháp toàn diện nhất cho người bệnh đại tràng, tập đoàn Viva còn bổ sung thêm hàng loạt các thảo dược và dưỡng chất tự nhiên cần thiết khác:

+ Bạch truật: giúp chống viêm, điều hòa nhu động ruột 2 chiều bao gồm cả tiêu chảy và táo bón (giúp cầm tiêu chảy khi bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần và giúp nhuận tràng, giảm táo bón khi bị táo bón).

+ Gừng, hoàng liên: giúp chống viêm, kháng khuẩn giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm triệu chứng tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi.

+ Bạc hà, lá bài hương: giúp giảm co thắt đại tràng, điều hòa nhu động đại tràng, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, táo bón.

+ Lô hội, L- arginine: giúp làm mát gan, trợ tiêu hóa.

+ Chiết xuất đu đủ: bổ sung trực tiếp men papain giúp cơ thể tiêu hóa đạm, giúp người bệnh ăn uống được nhiều hơn.

+ Cây du trơn: giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm đau.

+ Inulin, hạt thì là: cung cấp chất xơ hòa tan là thức ăn cho lợi khuẩn phát triển, giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy hay táo bón.

+ Thành phần 5-HTP có tác dụng giúp an thần, giảm căng thẳng thần kinh, giảm stress, giảm kích thích đại tràng gây đại tràng co thắt.

 

 

Công dụng của BoniBaio

Cơ chế tác dụng của BoniBaio

 

BoniBaio – Không còn nỗi lo viêm đại tràng

   Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniBaio đã trở thành “cứu cánh” cho hàng ngàn bệnh nhân, giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống và không còn phải lo lắng về tình trạng viêm đại tràng nữa.

Dưới đây là những trường hợp tiêu biểu nhất:

 

Chú Nguyễn Đình Khoa (sinh năm 1965 ở Thôn Hồng Sơn, xã Biển Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang). Điện thoại: 0367.280.965

 

Chú Nguyễn Đình Khoa, sinh năm 1965

Chú Nguyễn Đình Khoa

 

“Chú bị bệnh viêm đại tràng mãn tính đến nay đã gần hai chục năm. Ngày nào chú cũng đi ngoài 4,5 lần, còn nếu ăn cái gì lạ thì có khi lên tới 7, 8 lần. Phân thường dẹt dẹt như phân dê, có lúc còn lờ lờ kiểu giống máu cá.

   Chú uống BoniBaio ngày 4 viên chia làm 2 lần. Sau 1 tuần dùng BoniBaio đau bụng giảm hơn, đi ngoài cũng chỉ còn 3-4 lần thay vì 7-8 lần như trước. Sau 3 lọ BoniBaio, phân đã thành khuôn, người khỏe mạnh, bụng dạ nhẹ nhõm hơn hẳn. Hết 6 lọ BoniBaio là các triệu chứng đã dứt hẳn, chú không còn đau bụng, đầy bụng, chướng hơi nữa mà một hai ngày cũng chỉ đi có 1 lần, phân thành khuôn bình thường rồi”.

 

Cô Mai Thị Dung, 45 tuổi ở xóm 2, thôn Nham Lang, xã Tân Tiến, Hưng Hà, Thái Bình

 

Cô Mai Thị Dung, 45 tuổi

Cô Mai Thị Dung

 

“Cô bị viêm đại tràng nặng lắm! Bụng thường xuyên đau quặn lại, nổi cuộn lên thành cục, đi ngoài phân sống, lẫn nhày, có hôm cô còn thấy cả máu đen lẫn ở phân nữa. Cũng may cô sớm biết tới BoniBaio nên mới được như ngày hôm nay đấy. Cô uống ngày 4 viên, đều đặn không bỏ ngày nào. Sau khoảng 2 lọ, bụng dạ có phần êm hơn trước, đỡ đầy bụng, chướng hơi nhưng chưa rõ rệt lắm. Phải đến hết 4 lọ bệnh mới chuyển biến rõ ràng hẳn, phân thành thỏi, không máu, mỗi ngày cô chỉ đi có một lần sau khi ngủ dậy buổi sáng thôi”.

 

Cô Trần Ngọc Ánh (ở số 253 đường Bến Than, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh, điện thoại 0333.079.580)

 

Cô Trần Ngọc Ánh

 

“Hơn 10 năm khốn khổ vì bệnh viêm đại tràng của cô kết thúc được là đều nhờ BoniBaio cả đấy! Phải nói là cô hợp với sản phẩm BoniBaio này cực kỳ nhé, người ta thì thường phải 2-3 tuần tác dụng mới rõ ràng, còn cô chỉ cần dùng với liều 6 viên mỗi ngày, sau khoảng 3-4 ngày đã thấy có tác dụng rồi. Dùng đúng hết 6 lọ BoniBaio bụng cô không còn đau đớn gì nữa mà êm ru, hết hẳn chướng hơi. Sau mấy lần uống café sữa rồi ăn rau sống, đồ lạnh… mà chẳng thấy làm sao nên giờ cô đã mạnh dạn ăn uống thoải mái rồi”.

 

   Qua bài viết về chủ đề “viêm đại tràng có nên ăn ăn khoai lang không?” này, chúng ta có thể thấy được rằng: khoai lang là 1 loại thực phẩm tốt mà người bệnh nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình. Nếu như còn bất cứ thắc mắc gì liên quan, xin vui lòng gọi điện trực tiếp đến tổng đài tư vấn miễn phí cước 1800 1044.

 

 

XEM THÊM:

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044