Nội dung chính
Viêm đại tràng giả mạc là 1 loại bệnh viêm đại tràng mới được phát hiện trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây và có số lượng người mắc đang không ngừng gia tăng qua các năm. Bản chất của căn bệnh này là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cho các vấn đề trên ở bài viết này nhé!
Viêm đại tràng giả mạc là gì
Viêm đại tràng giả mạc là bệnh gì?
Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại niêm mạc đại tràng có sự xuất hiện của các mảng trắng hoặc vàng nhạt kết hợp lại với nhau tạo thành 1 lớp giả mạc hay màng giả. Chính vì vậy bệnh lý này còn có tên gọi thường dùng khác là viêm đại tràng màng giả.
Ca bệnh mắc viêm đại tràng giả mạc đầu tiên được phát hiện trên thế giới là vào năm 1978. Tuy là căn bệnh mới được phát hiện nhưng cho đến nay, số lượng người mắc đã tăng lên rất nhiều.
Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ trong năm 2011 đã có khoảng 453,000 trường hợp bị viêm đại tràng màng giả và có đến 29,000 trường hợp tử vong vì nguyên nhân này.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng giả mạc
Nguyên nhân chính dẫn đến loại viêm đại tràng đặc biệt này là do sử dụng kháng sinh quá nhiều, quá lâu dẫn đến sự phát triển, sản sinh quá mức của các vi khuẩn gây bệnh trên niêm mạc đại tràng.
Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên, nhất là các loại kháng sinh toàn thân như penicillin, cephalosporin phổ rộng, fluoroquinolones hoặc clindamycin sẽ khiến cho hệ vi sinh vật tiêu hóa bị rối loạn, mất cân bằng. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn mà còn tiêu diệt nhiều lợi khuẩn tại đường ruột tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển và sinh sản.
Trong đó chủng vi khuẩn Clostridium difficile là tác nhân phổ biến nhất gây ra viêm đại tràng giả mạc:
+ Vi khuẩn Clostridium difficile sinh sản càng nhiều sẽ càng nguy hại cho niêm mạc đại tràng.
+ Trong quá trình phát triển, chúng sẽ sản sinh ra nhiều độc tố gây hại, làm tổn thương niêm mạc đại tràng và tạo ra những ổ loét nghiêm trọng.
Vi khuẩn Clostridium difficile là nguyên nhân chính gây viêm đại tràng giả mạc
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm đại tràng giả mạc là:
+ Sự tấn công của các chủng vi khuẩn: Clostridium ramosum, Escherichia coli, Klebsiella oxytoca, Plesiomonas shigelloides , Salmonella enterica, chủng Shigella … Ký sinh trùng: Entamoeba histolytica , Schistosoma mansoni, Strongyloides stercoralis hay Virus Cytomegalovirus…
+ Một số bệnh tại đường tiêu hóa như: Viêm ruột, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ, bệnh Behcet… Viêm đại tràng giả mạc có thể xảy ra thứ phát sau những bệnh lý này.
+ Do sử dụng một số loại thuốc điều trị khác như: Alosetron, Dextroamphetamine, Glutaraldehyde, Docetaxel…
Triệu chứng viêm đại tràng giả mạc
Trong thực tế, thông thường kể từ khi khởi phát viêm đại tràng giả mạc thì một hai ngày sau người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà khoảng 1 tuần sau mới có biểu hiện.
Triệu chứng viêm đại tràng màng giả
Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý viêm đại tràng màng giả là:
+ Tiêu chảy kéo dài, đi ngoài ra nước, phân có mùi hôi, có thể lẫn máu hoặc mủ, chất dịch…
+ Mất nước, thiếu điện giải, sốt.
+ Buồn nôn, nôn.
+ Đau bụng, chuột rút tại vùng bụng.
Một số trường hợp nặng hơn thì người bệnh sẽ có các biểu hiện nghiêm trọng hơn như: huyết áp thấp, giảm nhịp tim, mạch yếu…
Cách chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc
Để chẩn đoán xác định được chính xác căn bệnh viêm đại tràng giả mạc thì chúng ta cần phải sử dụng đến một số xét nghiệm cận lâm sàng như:
+ Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu: Nếu số lượng bạch cầu tăng lên nhiều thì đồng nghĩa với việc có phản ứng viêm đang xảy ra ở trong cơ thể.
+ Xét nghiệm phân để phát hiện những vi khuẩn có hại, gây bệnh trong đường ruột: Nếu có nhiều chủng vi khuẩn Clostridium difficile thì gần như chắc chắn người bệnh đã mắc viêm đại tràng màng giả.
+ Nội soi đại tràng: Để quan sát trực tiếp hình ảnh trên niêm mạc đại tràng. Trong nhiều trường hợp có nghi ngờ những vấn đề bất thường khác thì bác sĩ có thể lấy một ít mô của đại tràng để làm một số kiểm tra khác.
Hình ảnh nội soi viêm đại tràng giả mạc
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể được làm các xét nghiệm hay phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như: chụp X-quang hoặc chụp CT bụng dưới.
Cách điều trị viêm đại tràng giả mạc
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do tác dụng phụ của kháng sinh thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh ngừng thuốc và kê toa các loại kháng sinh khác để giúp cho vi khuẩn tốt phát triển trở lại. Khi hệ vi sinh đường ruột cân bằng trở lại thì các triệu chứng của người bệnh sẽ biến mất nhanh chóng.
Trong trường hợp bị viêm đại tràng giả mạc ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể không cần thiết phải sử dụng đến các thuốc điều trị triệu chứng mà chỉ cần bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải bằng đường uống để bù đắp lại cho cơ thể.
Còn với những trường hợp nặng hơn thì người bệnh có thể sẽ được sử dụng đến một trong những phương pháp điều trị sau đây:
+ Dùng thuốc điều trị: Các loại thuốc đặc trưng (Vancomycin, Fidaxomicin, metronidazole, Cholestyramine) sẽ được sử dụng để tiêu diệt và loại bỏ các vi khuẩn gây viêm đại tràng.
+ Bổ sung men vi sinh: Để tái thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh tại niêm mạc ruột.
+ Phương pháp cấy phân: Nếu tình trạng nghiêm trọng mà sử dụng thuốc điều trị không có hiệu quả thì người bệnh có thể được cấy ghép phân của một người hiến tặng khỏe mạnh để khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn trong đại tràng.
+ Phẫu thuật: Cắt bỏ đại tràng thường chỉ dùng trong trường hợp rất nặng, có bội nhiễm và hoại tử…
Bổ sung lợi khuẩn để thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột có 1 vai trò vô cùng quan trọng với không chỉ người bệnh viêm đại tràng giả mạc nói riêng mà còn với tất cả các trường hợp viêm đại tràng nói chung. Đây chính là phương pháp mang lại hiệu quả bền vững do tác động trực tiếp đến căn nguyên của bệnh.
Hiện nay, để bổ sung lợi khuẩn một cách hiệu quả toàn diện mà lại an toàn thì sẽ khó có sự lựa chọn nào tốt hơn sản phẩm BoniBaio của tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ và Canada.
Cơ chế tác dụng của BoniBaio
BoniBaio – Sự bổ sung lợi khuẩn toàn diện nhất cho người bệnh viêm đại tràng
Mỗi 1 viên uống BoniBaio có đến 6 tỷ lợi khuẩn vô cùng phong phú và đa dạng với 6 chủng loại khác nhau: Lactobacillus Acidophilus, Lactobacillus Plantarum, Lactobacillus Caisei, Bifidobacterium Bifidum, Bifidobacterium Lactis, Bifidobacterium Longum. Hàng tỷ lợi khuẩn tự nhiên này sẽ giúp người bệnh cân bằng hệ vi khuẩn, ổn định tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc đại tràng, tăng cường sức đề kháng.
Không chỉ có lợi khuẩn, BoniBaio còn là sự kết hợp của 9 thảo dược tự nhiên (hạt thì là, lá bài hương, cây du đỏ, bạch truật, hoàng liên,…) và nhiều dưỡng chất quan trọng (Inulin, 5-HTP, L-Arginin) cho người bệnh viêm đại tràng giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, đồng thời giúp tăng cường khả năng phục hồi và tái tạo lại vùng niêm mạc bị tổn thương.
Tất cả các thành phần của BoniBaio đều có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc tây y. Do đó người bệnh viêm đại tràng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng BoniBaio mà không cần phải lo lắng về bất kỳ vấn đề bất thường nào cả.
Đặc biệt ưu điểm vượt trội chỉ có ở BoniBaio chính là công nghệ bào chế đột phá của Mỹ và Canada – công nghệ Microfuidizer. Với công nghệ siêu Nano tiên tiến này, các thành phần được chiết xuất và bào chế dưới dạng hạt phân tử kích thước siêu nhỏ (<70nm) giúp tối đa hóa khả năng hấp thu các dưỡng chất quý vào cơ thể và tăng cường hiệu quả tác dụng lên gấp hàng chục lần so với những phương pháp bào chế thông thường.
Cảm nhận của bệnh nhân về hiệu quả của BoniBaio
Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniBaio đã trở thành “cứu cánh” cho hàng ngàn người bệnh viêm đại tràng nước ta. BoniBaio không những giúp giảm thiểu những triệu chứng khó chịu mà còn giúp phục hồi đại tràng để người bệnh ăn uống thoải mái, dễ dàng hơn.
Dưới đây là các trường hợp tiêu biểu nhất:
Chú Nguyễn Đình Khoa (sinh năm 1965 ở Thôn Hồng Sơn, xã Biển Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang). Điện thoại: 0367.280.965
Chú Nguyễn Đình Khoa
“Chú bị bệnh viêm đại tràng mãn tính đến nay đã gần hai chục năm. Ngày nào cũng đi ngoài 4,5 lần, còn nếu ăn cái gì lạ thì có khi lên tới 7, 8 lần. Chú uống BoniBaio ngày 4 viên chia làm 2 lần. Sau 1 tuần dùng BoniBaio đau bụng giảm hơn, đi ngoài cũng chỉ còn 3-4 lần thay vì 7-8 lần như trước. Sau 3 lọ BoniBaio, phân đã thành khuôn, người chú khỏe mạnh, bụng dạ nhẹ nhõm hơn hẳn. Chú dùng hết 6 lọ BoniBaio là các triệu chứng đã dứt hẳn, không còn đau bụng, đầy bụng, chướng hơi nữa mà một hai ngày cũng chỉ đi có 1 lần, phân thành khuôn bình thường rồi”.
Cô Mai Thị Dung, 45 tuổi ở xóm 2, thôn Nham Lang, xã Tân Tiến, Hưng Hà, Thái Bình
Cô Mai Thị Dung, 45 tuổi
“Cô bị viêm đại tràng nặng lắm! Bụng thường xuyên đau quặn lại, đi ngoài phân sống, lẫn nhày, có hôm cô còn thấy cả máu đen lẫn ở phân nữa.”
“Cũng may sớm biết tới BoniBaio mà cô mới được như ngày hôm nay đấy. Cô uống ngày 4 viên, đều đặn không bỏ ngày nào. Sau khoảng 2 lọ, bụng dạ có phần êm hơn trước, đỡ đầy bụng, chướng hơi nhưng chưa rõ rệt lắm. Phải đến hết 4 lọ bệnh mới chuyển biến rõ ràng hẳn, phân thành thỏi, không máu, mỗi ngày cô chỉ đi có một lần sau khi ngủ dậy buổi sáng thôi”.
Chú Nguyễn Ngọc Phòng, 52 tuổi ở xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
Chú Nguyễn Ngọc Phòng
“Dù mới ngoài 50 thôi nhưng chú đã phải chịu đựng bệnh viêm đại tràng mãn tính suốt 10 năm rồi đấy. Nếu không có BoniBaio thì không biết chú phải sống khổ sở đến bao giờ nữa.”
“Chú uống đều đặn liều 4 viên mỗi ngày. Sau 4 lọ thôi mà chú thấy khác hẳn, bụng dạ nhẹ nhõm, không còn triệu chứng óc ách, khó tiêu, đau bụng nữa, phân cũng thành khuôn rõ rệt. Hết liệu trình 2 tháng, tất cả các triệu chứng trước đây đã mất hết như chưa từng xảy ra. Bây giờ chú chỉ cần dùng duy trì 2 viên mỗi ngày để phòng tránh bệnh tái phát”.
Hy vọng qua bài viết về chủ đề “viêm đại tràng giả mạc” này, độc giả đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn phí cước 18001044 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
XEM THÊM:
- Bệnh đại tràng có chữa được không? Có những phương pháp điều trị nào?
- Chữa đại tràng co thắt bằng lá mơ lông có được không?