Nội dung chính
Đại tràng là cơ quan quan trọng của đường tiêu hóa, cũng là nơi dễ bị tổn thương dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau. Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến nhất. Biểu hiện viêm đại tràng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác, dẫn tới điều trị sai cách, không những không đạt hiệu quả mà khiến bệnh nặng hơn. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu bệnh viêm loét đại tràng dễ bị nhầm với bệnh lý nào nhé!
Viêm loét đại tràng dễ nhầm với bệnh gì?
Biểu hiện viêm loét đại tràng điển hình
Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng thường có các triệu chứng sau:
Đau bụng
Niêm mạc đại tràng bị tổn thương khiến các lớp cơ đại tràng co thắt không liên tục dẫn tới đau bụng. Người bệnh thường bị đau dọc theo khung đại tràng và hai hố chậu. Có thể đau quặn nhiều lần hoặc âm ỉ, cảm giác dễ chịu sau khi đi vệ sinh.
Rối loạn đại tiện
Rối loạn đại tiện là một triệu chứng thường gặp của viêm loét đại tràng, như:
- Táo bón: Tần suất đi ngoài giảm xuống dưới 3 lần/ tuần. Việc đi ngoài khó khăn, phải mót rặn, phân khô cứng, đau khi đi đại tiện và có thể kèm theo máu do xuất huyết hậu môn.
- Tiêu chảy: Tần suất đi ngoài trên 3 lần/ngày. Phân lỏng nát, nhiều nước, có chất nhầy, mệt mỏi do mất nước và điện giải.
Các triệu chứng khác
Ngoài ra, viêm loét đại tràng còn gây nhiều triệu chứng khác tùy theo vị trí và nguyên nhân gây bệnh như:
- Chán ăn, ăn không ngon.
- Đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu.
- Trí nhớ giảm sút, thiếu hụt năng lượng.
- Triệu chứng toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, sút cân do ăn uống kém, không hấp thụ được dinh dưỡng, mất nước do đi ngoài nhiều lần.
- Triệu chứng cơ quan khác: Viêm mống mắt, viêm da, loét miệng, sưng khớp,…
Bệnh viêm đại tràng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác
Viêm loét đại tràng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường ruột khác, như:
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là bệnh có biểu hiện khá giống viêm đại tràng nên thường bị chẩn đoán sai. Điểm khác biệt lớn nhất là hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương thực thể mà xuất phát từ hoạt động bất thường của nhu động ruột. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích có thể do căng thẳng mệt mỏi, chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, hay lo âu mệt mỏi,…
Ngoài ra, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích cũng có điểm khác biệt trong triệu chứng, là:
Viêm loét đại tràng | Hội chứng ruột kích thích |
Đau bụng lại âm ỉ kéo dài cả ngày và thường cố định một chỗ, nơi mà có vết viêm loét. | Đau bụng thường ở mức độ nặng, đau theo từng cơn khắp vùng bụng, không cố định ở một vị trí nào. Đau có thể đi kèm với hiện tượng nổi cục rắn ở trên vùng bụng dọc theo khung đại tràng. |
Đi vệ sinh xong là thấy dễ chịu hơn và có thể thấy máu trong phân. | Đi vệ sinh xong vẫn muốn đi ngoài tiếp, cảm giác đau bụng muốn đi ngoài liên tục nhưng không xuất hiện máu trong phân. |
Polyp đại tràng
Polyp đại tràng là những u lồi xuất hiện do sự tăng sinh quá mức của phần niêm mạc đại tràng. Khi khối u lớn, bệnh nhân có các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với viêm đại tràng như:
- Táo bón, tiêu chảy kéo dài.
- Đại tiện ra máu.
- Phân bất thường, có màu đỏ hoặc đen do máu lẫn trong phân.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn (còn được gọi là bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng IBD) là một bệnh tự miễn gây ra bởi tình trạng viêm ở đường tiêu hóa. Nếu như ở bệnh viêm loét đại tràng, các tổn thương chỉ xuất hiện ở đại tràng thì ở bệnh Crohn, các vết loét có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa, từ khoang miệng đến hậu môn. Viêm loét đại tràng có những tổn thương liên tục, còn bệnh Crohn có những tổn thương cách quãng.
Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng có những triệu chứng giống nhau, như:
- Sốt, mệt mỏi, đổ mồ hôi đêm.
- Đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
- Chảy máu trực tràng.
- Ít thèm ăn hơn, giảm cân
Viêm loét đại tràng có những tổn thương liên tục, còn bệnh Crohn có những tổn thương cách quãng.
Ung thư đại tràng
Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của ung thư đại tràng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác đường tiêu hóa, trong đó có viêm loét đại tràng, như:
- Phân lẫn máu và chất nhầy.
- Đại tiện bất thường: Tiêu chảy lẫn táo bón.
- Đau quặn bụng từng cơn.
- Đầy hơi, chướng bụng khó tiêu.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược,…
Chỉ khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn, triệu chứng rõ ràng mới phát hiện, lúc này điều trị rất khó khăn và không hiệu quả. Vì thế, nếu có các triệu chứng trên, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.
Làm sao để chẩn đoán viêm loét đại tràng?
Để chẩn đoán chính xác viêm loét đại tràng, bên cạnh các triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm máu: Giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng thiếu máu, tình trạng nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân miễn dịch khác.
- Xét nghiệm mẫu phân: Giúp chẩn đoán nguyên nhân viêm đại tràng chính xác hơn.
- Nội soi đại tràng: Phương pháp này cho phép bác sĩ kiểm tra toàn bộ ruột kết bằng một ống mỏng, linh hoạt, có ánh sáng và được gắn camera ở đầu. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác hơn và phân biệt với các bệnh khác có triệu chứng tương tự.
- Nội soi đại tràng sigma: Bác sĩ sử dụng một ống nội soi mảnh, linh hoạt, có ánh sáng để kiểm tra trực tràng và đại tràng xích ma – phần dưới của đại tràng.
- Chụp X-quang đại tràng.
- Chụp cắt lớp: Chụp CT vùng bụng hoặc xương chậu có thể được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ biến chứng từ viêm đại tràng. Chụp CT cũng có thể tiết lộ mức độ viêm của ruột kết.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) ruột non và cộng hưởng từ (MR) ruột.
Nội soi đại tràng giúp bác sĩ chẩn đoán viêm loét đại tràng
Có thể thấy, viêm loét đại tràng có các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Do đó, khi thấy các triệu chứng cảnh báo, bệnh nhân không nên tự ý phỏng đoán bệnh mà cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, để biết thêm các biện pháp cải thiện viêm loét đại tràng, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Tìm hiểu liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư đại tràng
- Tìm hiểu về thuốc giảm đau đại tràng