Nội dung chính
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, trong dân gian có rất nhiều phương pháp khác nhau và nguyên liệu thường sẽ từ các cây cỏ quanh nhà. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại những cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian phổ biến và giúp bạn biết được đâu là giải pháp tối ưu. Mời các bạn cùng đón đọc.
Cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian
Viêm đại tràng là bệnh gì?
Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa với tình trạng đại tràng bị viêm, niêm mạc đại tràng bị tổn thương và viêm loét, hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn. Biểu hiện điển hình của viêm đại tràng đó là đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát không thành khuôn kèm theo các rối loạn tiêu hóa khác.
Viêm đại tràng là bệnh gì?
Khi không có phương pháp điều trị phù hợp, viêm đại tràng sẽ chuyển thành thể mạn tính. Nghiêm trọng hơn nữa là bệnh chuyển thành thể ác tính và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác, trong đó có ung thư đại tràng. Để biết được các cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian có hiệu quả tốt không, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là gì và cần tác động như thế nào để bệnh được cải thiện tốt nhất.
Nguyên nhân viêm đại tràng là gì?
Có 3 nguyên nhân lớn gây bệnh viêm đại tràng đó là:
– Chế độ ăn uống bừa bãi, không hợp vệ sinh: Ăn đồ ôi thiu, mốc hỏng, ăn đồ ăn sống, thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều chất độc hại, uống rượu bia thường xuyên…
– Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột: Trong hệ tiêu hóa khỏe mạnh có sự cân bằng giữa hại khuẩn và lợi khuẩn. Các lợi khuẩn có vai trò rất lớn giúp ức chế hại khuẩn phát triển, bảo vệ niêm mạc đại tràng, làm lành vết loét, tạo khuôn phân và giúp tiêu hóa tốt hơn. Khi sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột bị mất đi (Do ăn uống không hợp vệ sinh, lạm dụng kháng sinh…), niêm mạc đại tràng dễ bị tấn công bởi hại khuẩn dẫn đến tổn thương, viêm loét.
– Tuổi tác: Ở người cao tuổi, chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm, cơ thể giảm tiết các men tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là các men tiêu hóa đạm. Ngoài ra, ở người già, sức đề kháng kém đi, cơ thể giảm khả năng tự chữa lành những viêm loét, tổn thương đường tiêu hóa. Vì những lý do trên mà bệnh viêm đại tràng thường gặp ở người cao tuổi hơn so với người trẻ.
Vì những lý do trên, khi muốn bệnh viêm đại tràng được cải thiện tốt nhất, người bệnh cần được tác động đồng thời:
– Ăn uống hợp vệ sinh, không ăn hàng quán, không uống rượu bia.
– Cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột: Bổ sung các lợi khuẩn đường tiêu hóa, chỉ dùng kháng sinh khi cần thiết và tuân theo chỉ định của bác sĩ, có biện pháp tiêu diệt hại khuẩn đường tiêu hóa bằng thảo dược, ăn uống hợp vệ sinh.
– Bổ sung các men tiêu hóa hoặc các chất giúp cơ thể tăng tiết men tiêu hóa, từ đó giúp người bệnh tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
– Có các biện pháp giúp giảm triệu chứng khác: Giảm co thắt cơ trơn (giúp giảm đau), làm lành vết loét, mát gan, trợ tiêu hóa.
Chỉ khi kết hợp đồng thời các biện pháp trên, bệnh mới được cải thiện tốt. Vậy, các cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian có hiệu quả ra sao và cách dùng như thế nào?
5 cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian phổ biến nhất
Trong dân gian, người ta dùng nhiều loại thảo dược quen thuộc để làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa của bệnh viêm đại tràng. Trong đó, các loại thảo dược thường được dùng nhất là nghệ, lá mơ, lá ổi, lô hội, củ riềng:
Củ riềng
Trong y học cổ truyền, củ riềng có tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, làm ấm tỳ vị và chỉ tả. Vì vậy, với những chứng đau bụng đi ngoài, tiêu chảy, củ riềng được nhiều người sử dụng để cải thiện. Thông thường, riềng sẽ không dùng riêng lẻ mà sẽ được kết hợp với một số loại thảo dược khác. Một số cách kết hợp phổ biến là:
– Kết hợp củ riềng với lá lốt: Củ riềng rửa sạch, thái lát, lá lốt rửa sạch và cho vào hãm với nước sôi theo tỷ lệ 1:1. Sau khoảng 20-30 phút thì chắt lấy nước uống.
– Kết hợp củ riềng với lá ổi, vỏ chuối xanh: Kết hợp ba loại này theo tỷ lệ: 20g riềng : 20g búp ổi non : 30g vỏ chuối xanh, cho vào ấm và đun sôi nhỏ lửa trong 10-15 phút, sau đó chắt lấy nước để uống (chia thành nhiều lần uống trong ngày).
– Kết hợp củ riềng với bạch truật, lệ chi và quế chi theo tỷ lệ: 20g riềng : 16g bạch truật : 20g lệ chi : 8g quế chi . Mỗi ngày sắc với nước uống 2- 3 lần.
Củ riềng được dùng nhiều trong dân gian cho bệnh viêm đại tràng
Nghệ
Theo y học cổ truyền, nghệ (thân rễ của cây Curcuma longa) có tác dụng giúp tiêu thực, lợi mật, giải độc, giảm đau, thường được dùng trong các trường hợp tiêu hóa kém, đầy hơi, khó tiêu. Y học hiện đại cũng đã tìm ra một số tác dụng của nghệ với bệnh viêm đại tràng như chống viêm và kháng khuẩn (trên một số chủng vi khuẩn đường ruột). Sau đây là một số phương pháp phổ biến:
– Kết hợp nghệ với mật ong: Dùng 1 thìa bột nghệ trộn đều với mật ong cho đến khi tạo thành một hỗn hợp sền sệt và ăn trực tiếp. Bạn nên thực hiện 2 lần một ngày, dùng sau ăn.
– Kết hợp nghệ với mật ong, mật lợn và ngải cứu: Nghệ tươi và lá ngải cứu đem xay nhuyễn rồi chắt lấy nước. Mật lợn đem lọc bỏ cặn. Sau đó, đun hỗn hợp gồm nước nghệ, ngải cứu, mật lợn và mật ong trong nước sạch bằng lửa nhỏ cho đến khi tạo thành cao đặc rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày dùng 1 thìa cà phê cao đặc pha với nước ấm và uống trước mỗi bữa ăn 30 phút.
– Kết hợp nghệ với mật ong, chuối hột và bột sắn dây: Mỗi ngày dùng bột nghệ, bột chuối hột và bột sắn dây mỗi loại 1 thìa nhỏ pha cùng 1 thìa mật ong trong 250ml nước, khuấy đều là dùng được.
Nghệ được dùng nhiều trong dân gian để cải thiện bệnh viêm đại tràng
Nha đam
Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi, lá nha đam có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, kích thích tiêu hóa. Y học hiện đại đã chứng minh lô hội có tác dụng giúp làm lành vết loét, phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương. Cách sử dụng lô hội phổ biến trong dân gian là:
– Rửa sạch 5 lá nha đam tươi rồi gọt bỏ vỏ, rửa sạch phần mủ vàng bên ngoài.
– Xay nhuyễn phần thịt nha đam sau đó trộn đều với mật ong, bảo quản hỗn hợp này trong tủ lạnh.
– Cách dùng: Mỗi lần dùng khoảng 30ml hỗn hợp trên pha với nước ấm, mỗi ngày 2-3 lần, kiên trì thực hiện trong 1 tháng để thấy được hiệu quả.
Lô hội giúp làm lành vết loét
Lá ổi
Theo y học cổ truyền, lá ổi có vị đắng chát, tính ấm, có công dụng cố sáp, thanh tràng chỉ tả. Khoa học hiện đại chứng minh dịch chiết lá ổi có tác dụng giúp ức chế một số vi khuẩn đường ruột.
Vì vậy trong một số trường hợp viêm đại tràng thể nhẹ, dùng lá ổi sẽ có tác dụng giúp cầm tiêu chảy tương đối tốt. Khi viêm đại tràng đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, những tổn thương của niêm mạc đại tràng quá lớn, tình trạng loạn khuẩn đường ruột nặng thì dùng lá ổi sẽ không có tác dụng. Sau đây là cách sử dụng dân gian từ lá ổi phổ biến:
– Rửa sạch 30g búp ổi non và 8g gừng tươi, thái lát. Giã hoặc xay nhỏ lá ổi với gừng sau đó mang sao nóng.
– Sắc hỗn hợp này cùng một khoảng 500ml nước sạch cho đến khi cô lại còn khoảng 300ml.
– Bỏ bã, giữ lại phần dịch lỏng, chia làm 3 lần để uống trong ngày.
Trong gừng có chứa zingibain – một chất có đặc tính kháng viêm, giúp giảm viêm loét cho bệnh nhân viêm đại tràng.
Một số trường hợp viêm đại tràng khi dùng lá ổi sẽ có hiệu quả tốt
Lá mơ
Trong y học cổ truyền, lá mơ lông tác dụng giúp kháng viêm, kích thích tiêu hóa và giảm đau. Y học hiện đại đã chứng minh lá mơ lông có tác dụng cho trường hợp bị kiết lỵ do vi khuẩn Shigella dysenteriae. Vì vậy, một số trường hợp bị tiêu chảy, đau bụng ở thể nhẹ do chủng vi khuẩn này gây ra khi dùng lá mơ lông sẽ có hiệu quả tương đối tốt. Thế nhưng, cũng giống với búp ổi, trong trường hợp bị viêm đại tràng nặng, lâu năm, các triệu chứng rầm rộ, nếu dùng lá mơ lông sẽ không mang lại hiệu quả. Cách sử dụng dân gian từ lá mơ lông là:
– Rửa sạch 1 nắm lá mơ lông, để ráo rồi thái nhỏ. Sau đó trộn đều với 1-2 quả trứng gà rồi đem rán.
– Ăn mỗi ngày một lần khi còn nóng.
Những ưu, nhược điểm của các biện pháp dân gian trên
Các biện pháp giúp cải thiện bệnh viêm đại tràng bằng dân gian sẽ có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
– Vì nguyên liệu từ thảo dược nên khi dùng đúng hướng dẫn, các phương pháp này an toàn không gây tác dụng phụ như khi dùng thuốc tây.
– Nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm.
– Trong một số trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ thu được những hiệu quả nhất định.
Nhược điểm:
– Hiệu quả không cao: Có thể nhận thấy, các phương pháp trên không đáp ứng được yêu cầu đặt ra khi muốn cải thiện bệnh viêm đại tràng (Cần tác động đồng thời nhiều biện pháp như đã trình bày ở đầu bài viết). Đặc biệt, khi người bệnh bị viêm đại tràng mạn tính, các vết viêm loét tổn thương đã lớn và lan tỏa thì dùng các phương pháp trên sẽ không có tác dụng.
– Nhiều phương pháp có cách chế biến phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức: Các biện pháp từ thảo dược sẽ cho tác dụng từ từ, người bệnh cần dùng trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi cách chế biến tốn thời gian, công sức mà mãi chưa có hiệu quả, người bệnh sẽ không đủ kiên trì và cuối cùng là bỏ cuộc.
Đâu là giải pháp tối ưu cho người bệnh viêm đại tràng?
PGS.TS. BS Nguyễn Thị Vân Hồng, phó trưởng khoa tiêu hóa, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Với bệnh viêm đại tràng, chúng ta cần tác động toàn diện, vừa bổ sung lợi khuẩn, bổ sung men tiêu hóa, vừa giúp làm giảm triệu chứng hiệu quả. Nếu không, bệnh sẽ không thể cải thiện, sẽ tái đi tái lại nhiều lần và ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tính đến độ an toàn khi sử dụng các phương pháp điều trị. Trong tây y, có nhiều loại thuốc được dùng như thuốc giãn cơ trơn, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống viêm… Tuy nhiên, các thuốc đó chỉ điều trị triệu chứng mà không tác động được toàn diện trên đại tràng bị viêm loét’.
“Để nói về một sản phẩm toàn diện cho bệnh viêm đại tràng, tôi đánh giá rất cao sản phẩm BoniBaio + của Mỹ. Sản phẩm này là tổng hợp của đầy đủ các phương pháp giúp cải thiện bệnh viêm đại tràng một cách toàn diện. Đồng thời, vì thành phần từ các lợi khuẩn và thảo dược tự nhiên nên sản phẩm này rất an toàn”.
Sản phẩm BoniBaio +
BoniBaio + – Giải pháp hoàn hảo cho người bệnh viêm đại tràng đến từ Mỹ
BoniBaio + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp tác động toàn diện lên bệnh viêm đại tràng nhờ sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần:
– 6 tỷ lợi khuẩn giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, bao gồm 6 loại lợi khuẩn:
- Lactobacillus Acidophilus:………… 1BU (10^9 Cfu)
- Lactobacillus Plantarum:…………… 1BU (10^9 Cfu)
- Lactobacillus Casei: …………………..1BU (10^9 Cfu)
- Bifidobacterium Bifidum: ………….1BU (10^9 Cfu)
- Bifidobacterium Lactis:…………….. 1BU (10^9 Cfu)
- Bifidobacterium Longum: ………….1BU (10^9 Cfu)
– Các thảo dược giúp chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, nát: Gừng, hoàng liên
– Giúp giảm co thắt đại tràng: Bạc hà, lá bài hương, bạch truật
– Chất xơ hòa tan là thức ăn cho lợi khuẩn phát triển: Inulin
– Các thành phần giúp trợ tiêu hóa, mát gan: lô hội, L- arginine, đu đủ
– Thành phần giúp làm lành vết loét hiệu quả: cây du trơn, lô hội kết hợp với các lợi khuẩn.
Với các thành phần toàn diện như trên, BoniBaio + giúp tác động lên mọi khía cạnh của bệnh viêm đại tràng, giúp cải thiện bệnh một cách hiệu quả và toàn diện nhất.
Cơ chế toàn diện của sản phẩm BoniBaio +
Không chỉ có công thức toàn diện, BoniBaio + còn được sản xuất bởi công nghệ bào chế hiện đại: Công nghệ microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần trong BoniBaio + có kích thước siêu nhỏ, độ ổn định lớn, loại bỏ được tối đa tạp chất. Từ đó, chất lượng sản phẩm là cao nhất và an toàn nhất.
Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang cứng nên rất tiện dùng. Mỗi ngày, bệnh nhân viêm đại tràng chỉ cần uống từ 4-6 viên chia làm 2 lần, sau 2 -4 tuần, các triệu chứng đau bụng đi ngoài, đầy hơi khó tiêu… sẽ được cải thiện rõ rệt. Sau 3 tháng, sức khỏe đường tiêu hóa sẽ được tăng cường, người bệnh sẽ ăn uống thoải mái hơn mà không cần kiêng khem nhiều như trước.
Cảm nhận của khách hàng sau khi dùng BoniBaio +
Sau nhiều năm được phân phối tại Việt Nam, hàng vạn người bệnh đại tràng sử dụng BoniBaio + đã có thể ăn uống thoải mái, không còn bị hành hạ bởi các triệu chứng viêm đại tràng mãn tính nữa. Sau đây là những phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng BoniBaio + :
Anh Trần Đức Hạnh, 37 tuổi, số điện thoại: 0905.431.381, ở số nhà 212/56/1 Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố Vũng Tàu
Anh Trần Đức Hạnh, 37 tuổi
Anh Hạnh chia sẻ: “Bao nhiêu năm nay anh ăn uống như con mèo vì bị bệnh viêm đại tràng mãn tính hành hạ. Chỉ cần ăn nhiều một chút là ngay lập tức anh sẽ bị đau bụng, phân thì lỏng, nát và lẫn máu. Nhiều khi, ăn vào cọng rau thì cũng cho ra nguyên cả cọng như thế. Mỗi ngày anh ra vào nhà vệ sinh không biết bao nhiêu lần. Bụng thì cứ ậm ạch cả ngày, khó chịu lắm. May mắn thay, anh biết đến và dùng BoniBaio + thì sau 1 tháng, tất cả các triệu chứng đều đã giảm rõ rệt. Anh không bị đau bụng nhiều như trước nữa, số lần đi ngoài cũng chỉ còn 2-3 lần mỗi ngày thôi. Anh dùng đều BoniBaio + cho đến giờ thì anh ăn uống thoải mái, không phải kiêng khem gì nữa rồi. Anh mừng lắm”.
Chú Phan Văn Lớn, 63 tuổi ở số 6, khu 9, ấp 4, xã Phước Vân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, điện thoại: 0902.901.388
Chú Phan Văn Lớn, 63 tuổi
Chú Lớn chia sẻ: “Chú ăn bất kỳ một cái gì cũng sẽ bị đau quặn bụng rồi đi ngoài. Phân thì cứ tuôn ra như suối, người chú như bị vắt kiệt vì không ăn được gì cả, nếu có một điều ước chú chỉ ước được ăn 1 bữa no nê mà không bị đau bụng đi ngoài nữa. Sau khi dùng BoniBaio + được 2 tuần thì chú thấy bụng dạ êm hơn, chỉ khi ăn cái gì tanh, nhiều dầu mỡ chú mới bị đau bụng thôi. Từ tháng thứ 3 đến giờ thì chú đã ăn uống được thoải mái hơn, sau mấy tháng mà chú đã tăng được thêm 3 ký rồi. BoniBaio + kỳ diệu thật đấy!”
Bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ hơn về các cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian, đồng thời đưa ra giải pháp tối ưu dành cho bạn. Sử dụng BoniBaio + đúng cách chính là hướng đi tốt nhất của bạn lúc này. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
XEM THÊM:
- Cách chữa viêm đại tràng bằng nghệ chi tiết
- Thực hư cách chữa viêm đại tràng bằng lá ổi có hiệu quả không?