Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Nội dung chính

 

   Hội chứng ruột kích thích thường gây đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lúc lỏng, lúc táo, đầy bụng, chướng hơi… Nó dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác tại đại tràng nên thường khó chẩn đoán. Bác sĩ phải kiểm tra toàn bộ hệ tiêu hóa mới áp dụng phương pháp loại trừ để kết luận căn bệnh này. Vậy cụ thể, hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán như thế nào?

 

Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích là gì?

 

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

   Hội chứng ruột kích thích hay đại tràng co thắt là bệnh mà đại tràng mẫn cảm quá mức, dễ bị kích thích làm rối loạn co bóp, căn bệnh này được cho là có liên quan mật thiết tới tình trạng căng thẳng, stress. Nó được chia thành 4 dạng như sau:

  • IBS-D: Người bệnh có triệu chứng tiêu chảy chiếm ưu thế
  • IBS-C: Tình trạng táo bón chiếm ưu thế
  • IBS-M: Người bệnh có cả tiêu chảy và táo bón
  • IBS: Không phân loại

   Điều đáng chú ý là trong vòng 1 năm, có 75% bệnh nhân thay đổi về phân nhóm IBS, và 29% chuyển đổi giữa IBS-C và IBS-D.

   Theo tiêu chuẩn Rome III (2006), hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán khi:

  • Người bệnh có tình trạng đau bụng thường xuyên hoặc khó chịu ít nhất 1 ngày/tuần trong 3 tháng trước đó.
  • Kết hợp với 2 hoặc nhiều hơn các đặc điểm bao gồm:
  • Bụng đỡ đau sau khi đi đại tiện.
  • Khởi phát đau bụng liên quan đến sự thay đổi về số lần đi ngoài
  • Khởi phát cơn đau liên quan đến sự thay đổi về hình thức và hình dạng của phân (rắn, lỏng…)

   Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích còn có một số triệu chứng giúp hỗ trợ chẩn đoán như:

  • Thay đổi về số lần đi đại tiện
  • Thay đổi về hình thức của phân
  • Thay đổi về kiểu cách đi cầu (mót đi ngoài và/hoặc mót rặn)
  • Cảm giác trướng bụng hoặc đầy hơi

 

Hội chứng ruột kích thích có nhiều triệu chứng khác nhau

 

Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

   Hiện nay, ngành y vẫn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích theo phương pháp loại trừ. Bởi lẽ, bệnh này không có biểu hiện cụ thể nào về rối loạn nhu động ruột hoặc cấu trúc hệ tiêu hóa. Các bác sĩ chẩn đoán chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng, cụ thể:

Khai thác bệnh sử

   Việc khai thác bệnh sử tỉ mỉ là chìa khóa để thiết lập chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Dựa vào các tiêu chí Rome, bác sĩ sẽ hỏi bệnh và nhận diện triệu chứng phù hợp với hội chứng ruột kích thích bao gồm:

  • Thay đổi thói quen đi tiêu:
  • Táo bón: Phân cứng và nhỏ, đại tiện đau, không giảm khi dùng thuốc nhuận tràng.
  • Tiêu chảy: Phân lỏng, ít, mót đi cầu, đi ngoài nhiều lần.
  • Mót đi ngoài sau khi ăn
  • Táo bón và tiêu chảy xen kẽ, cũng có trường hợp một triệu chứng chiếm ưu thế.
  • Đau bụng:
  • Các vị trí đau thường gặp là vùng bụng dưới, cụ thể ở góc phần tư bụng dưới bên trái.
  • Cơn đau quặn, dữ dội, nhất là khi căng thẳng stress, ăn phải đồ ăn kích thích.

 

Cơn đau bụng của hội chứng ruột kích thích thường xuất hiện khi có stress

 

  • Chướng bụng: Tình trạng chướng bụng đầy hơi diễn ra thường xuyên.
  • Đi ngoài phân có lẫn chất nhầy trong hoặc màu trắng nhưng kiểm tra không có viêm nhiễm.
  • Các triệu chứng khác: Khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, nôn, rối loạn chức năng tình dục (kể cả giao hợp đau và giảm ham muốn tình dục), tiểu nhiều và mót tiểu.
  • Các triệu chứng có thể nặng hơn khi gần chu kỳ kinh nguyệt hoặc có căng thẳng stress.

Bệnh sử không phù hợp với hội chứng ruột kích thích

  • Dấu hiệu bất thường khởi phát ở tuổi trung niên trở lên.
  • Triệu chứng cấp tính: Hội chứng ruột kích thích thường mang tính chất mạn tính.
  • Sốt
  • Chảy máu trực tràng, đi ngoài ra máu
  • Tiêu chảy không kèm đau bụng
  • Không dung nạp lactose và/hoặc fructose, gluten

 

Các kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

   Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán bằng cách loại trừ. Do đó, bác sĩ cũng thường cho bệnh nhân thực hiện một số kỹ thuật gồm có:

Xét nghiệm

  • Xét nghiệm công thức máu để tầm soát thiếu máu, viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm chuyển hóa để đánh giá toàn diện các rối loạn chuyển hóa và loại trừ tình trạng mất nước/điện giải ở bệnh nhân tiêu chảy.
  • Loại trừ chảy máu đường tiêu hóa bằng xét nghiệm máu ẩn trong phân
  • Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên Giardia: Đây là một loại ký sinh đơn bào đường ruột. Xét nghiệm để tìm trứng và ký sinh trùng.
  • Xét nghiệm vi sinh, kiểm tra phân tìm các vi sinh vật gây bệnh đường ruột, tìm bạch cầu, độc tố Clostridium difficile.

 

Xét nghiệm loại trừ để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

 

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp (tùy bệnh nhân): Tầm soát cường giáp hoặc suy giáp.
  • Xét nghiệm canxi huyết thanh: Tầm soát cường cận giáp.
  • Xét nghiệm không đặc hiệu cho tình trạng viêm nhiễm: Tốc độ lắng hồng cầu.
  • Các xét nghiệm huyết thanh hoặc sinh thiết ruột non để tầm soát bệnh celiac, đặc biệt là hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy chiếm ưu thế.
  • Xét nghiệm H2 hơi thở để loại trừ tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức ở bệnh nhân tiêu chảy.

Chẩn đoán hình ảnh tùy theo bệnh sử

  • CT scan bụng để tầm soát khối u, tắc nghẽn và bệnh lý tuyến tụy.
  • Chụp dạ dày ruột non để tầm soát khối u, viêm nhiễm, tắc nghẽn và bệnh Crohn.
  • Siêu âm túi mật khi bệnh nhân bị khó tiêu tái diễn hoặc triệu chứng đau sau ăn đặc trưng.
  • Chụp đại tràng cản quang kép để tầm soát khối u và tình trạng viêm.

Một số xét nghiệm khác

  • Kiểm tra tình trạng không dung nạp lactose: Người bệnh được thực hiện chế độ ăn uống không lactose trong 1 tuần, kết hợp với bổ sung lactate. Nếu triệu chứng cải thiện, chứng tỏ bệnh nhân không dung nạp đường lactose. Bệnh nhân cũng được làm xét nghiệm tương tự với đường fructose.
  • Chỉ định nhịn ăn trong 48 giờ: Nếu người bệnh vẫn tiếp tục tiêu chảy chứng tỏ có nguyên nhân gây tăng tiết dịch.

Thực hiện một số thủ thuật chẩn đoán

  • Nội soi đại tràng sigma bằng ống mềm ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích để xác định tình trạng viêm hoặc tắc nghẽn xa.
  • Một số trường hợp được chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng kèm sinh thiết nếu có rối loạn tiêu hóa kéo dài, sụt cân, kém hấp thu hoặc nếu nghi ngờ bệnh celiac.
  • Nội soi đại tràng ở những bệnh nhân có triệu chứng như: Chảy máu, thiếu máu, tiêu chảy mạn tính, tuổi cao, tiền sử polyp đại tràng, tiền sử ung thư trong gia đình.

   Nếu các kỹ thuật trên đều không có vấn đề gì, cộng thêm hàng loạt triệu chứng phù hợp thì chứng tỏ bệnh nhân đang bị hội chứng ruột kích thích.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ, đặc biệt có liên quan đến tình trạng căng thẳng, stress, bạn nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044