Nội dung chính
Một chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng với những người đang vật lộn với các triệu chứng viêm loét đại tràng. Vậy người bệnh viêm loét đại tràng nên ăn các loại rau nào? Sau đây là danh sách những loại rau tốt cho việc chữa viêm đại tràng, mời bạn tham khảo!
Loại rau nào tốt cho bệnh nhân viêm loét đại tràng?
Lợi ích của rau với bệnh viêm loét đại tràng
Rau không chỉ là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà còn chứa các chất xơ giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, được gọi là prebiotic.
Nghiên cứu công bố năm 2021 của Trường Đại học Y khoa Miami-Leonard Miller (Mỹ) cho thấy ăn nhiều chất xơ từ rau có lợi cho bệnh viêm loét đại tràng. Cụ thể, người ăn nhiều chất xơ và ít chất béo trong vòng 4 tuần có mức độ vi khuẩn có hại trong đường ruột và mức độ viêm nhiễm thấp hơn. Ngoài ra, những bệnh nhân này cũng có chất lượng cuộc sống tốt hơn những người bệnh theo chế độ ăn thông thường.
Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng đều tốt cho bệnh nhân viêm loét đại tràng. Người bệnh nên chọn các loại rau chất xơ hòa tan và hạn chế chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có thể hấp thụ nước thành gel làm chậm quá trình tiêu hóa, cải thiện nhu động ruột. Còn chất xơ không hòa tan có thể gây kích ứng đường ruột trong thời kỳ bùng phát bệnh và gây ra một số triệu chứng như đầy hơi, đau bụng,… ở bệnh nhân viêm loét đại tràng.
Một số loại rau tốt cho bệnh viêm loét đại tràng là:
- Cà rốt.
- Bí đao, bí ngòi, bí đỏ, bí xanh.
- Khoai tây, khoai lang.
- Đậu xanh.
- Măng tây.
- …
Những lưu ý khi ăn rau cho bệnh nhân viêm loét đại tràng
Khi ăn rau, người bệnh viêm loét đại tràng nên chú ý các vấn đề sau:
- Khi các triệu chứng viêm loét đại tràng bùng phát, người bệnh nên hạn chế các loại rau như bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, cải xoăn… vì chúng dễ gây đầy hơi và chướng bụng..
- Gọt vỏ cà rốt, củ cải, bí, khoai lang và khoai tây giúp loại bỏ một số chất xơ không hòa tan, ít gây kích ứng đường ruột.
- Rau nấu chín thường dễ dung nạp hơn rau sống, vì vậy người bệnh nên nấu rau chín mềm.
- Bệnh nhân cần hạn chế dầu mỡ khi chế biến, nên luộc, hấp vì dầu mỡ có xu hướng làm các triệu chứng bệnh trầm trọng thêm.
- Ngoài việc bổ sung các loại rau thì người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm như cá, thịt nạc xay, thịt gia cầm, đậu nành… và các loại đồ uống lành mạnh như sinh tố, nước ép rau quả, nước lọc…Đồng thời, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men, rượu, bia, thuốc lá để bệnh mau chóng lành.
Ở mỗi người, triệu chứng giai đoạn bùng phát bệnh có thể không giống nhau vì thế loại rau phù hợp sẽ khác nhau. Người bệnh nên chú ý khi ăn uống để phát hiện những thực phẩm hợp và không hợp với mình.
Ngoài ra, bệnh nhân nên sử dụng thêm BoniBaio+ để kiểm soát tốt bệnh viêm loét đại tràng. BoniBaio+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn tác động trực tiếp đến nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính. Đồng thời, các thành phần khác của BoniBaio+ giúp làm lành vết loét, bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm các triệu chứng của viêm loét đại tràng như đau bụng, đầy hơi, táo bón,….
Sản phẩm BoniBaio+ của Mỹ
Trên đây là một số loại rau tốt cho bệnh nhân viêm loét đại tràng và các lưu ý khi ăn rau. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh đại tràng, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Loạn khuẩn đường ruột là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Vì sao dân văn phòng dễ bị bệnh đại tràng? Cách phòng ngừa là gì?