Vì sao dân văn phòng dễ bị bệnh đại tràng? Cách phòng ngừa là gì?

Nội dung chính

 

   Dân văn phòng thường ăn không đảm bảo chất lượng, lại thường xuyên uống rượu bia cộng thêm tâm lý căng thẳng, stress… nên dễ mắc bệnh đại tràng như viêm đại tràng mãn tínhhội chứng ruột kích thích. Đây đều là bệnh lý gây nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện khó chịu, làm giảm hiệu suất công việc. Vậy có cách nào giúp dân văn phòng phòng ngừa các bệnh này hay không?

 

Vì sao dân văn phòng dễ bị bệnh đại tràng?

 

Viêm đại tràng mãn tính và hội chứng ruột kích thích là bệnh như thế nào?

   Viêm đại tràng mãn tính là bệnh mà niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương khu trú hoặc lan tỏa, tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh này là do hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn bởi chế độ ăn uống không hợp vệ sinh hoặc lạm dụng thuốc (đặc biệt là kháng sinh), tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn tấn công đại tràng, gây viêm nhiễm.

   Còn hội chứng ruột kích thích xảy ra do đại tràng bị nhạy cảm quá mức, làm hoạt động co bóp rối loạn bất thường.

   Cả hai bệnh đều có những triệu chứng tương đối giống nhau bao gồm: Đau bụng, đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy, táo bón, phân không thành khuôn, đầy hơi, chướng bụng…

   Điểm khác là hội chứng ruột kích thích không có tổn thương thực thể, không có vết viêm loét như viêm đại tràng mãn tính.

   Hai bệnh lý này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó không thể không kể đến dân văn phòng. 

 

Vì sao dân văn phòng dễ mắc bệnh đại tràng?

   Bởi tính chất công việc và những thói quen không lành mạnh mà dân văn phòng dễ mắc bệnh đại tràng, cụ thể:

Thói quen ăn uống không lành mạnh

   Dân công sở thường ăn uống không điều độ như hay bỏ bữa sáng, ăn đồ ăn hàng quán, vừa ăn vừa làm việc, ăn uống không đúng giờ, nằm ngay sau khi ăn no… Tất cả chúng đều là thủ phạm dẫn bạn đến gần hơn với bệnh viêm đại tràng mãn tính và hội chứng ruột kích thích.

 

Dân văn phòng thường hay ăn hàng quán nên dễ viêm đại tràng mãn tính

 

   Việc ăn uống không đúng bữa, không đảm bảo vệ sinh vừa làm đại tràng bị rối loạn hoạt động, vừa tạo điều kiện cho hại khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh. Chúng tấn công đại tràng và gây bệnh. Một số người, nhất là nữ giới còn hay ăn vặt, đồ chiên rán, thức ăn nhanh; uống ít nước tăng nguy cơ táo bón.

   Khi bỏ bữa sáng, bữa trưa lại ăn vội vàng nên dân văn phòng có xu hướng ăn bù vào buổi tối. Xu hướng này dễ gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn ảnh hưởng đến giấc ngủ.

   Thời gian nghỉ trưa có hạn mà công việc lại chất đống. Bởi vậy, nhiều người hay tranh thủ vừa ăn vừa làm việc, ăn nhanh, nuốt vội, nhai không kỹ. Tình trạng này cũng dễ gây bệnh đường tiêu hóa. Thêm nữa, khi ăn nhanh, các thức ăn không được nghiền nhỏ và trộn đều với enzym tiêu hóa ở khoang miệng, gây khó nuốt. Việc mất tập trung khi ăn còn làm giảm tiết axit ở dạ dày, khiến thức ăn khó tiêu hóa, cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng.

   Chưa hết, sau khi ăn bữa trưa xong, dân văn phòng sẽ nằm nghỉ ngay để tranh thủ ngủ trưa. Việc này dễ gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bởi ở tư thế nằm, cơ thắt thực quản bên dưới có xu hướng giãn ra. Thức ăn và axit dịch vị dễ bị trào ngược lên thực quản, cổ họng, gây ra chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.

Tâm lý căng thẳng stress

   Áp lực từ doanh số, deadline, từ sếp, đối tác khiến tâm lý dân công sở thường xuyên căng thẳng, stress. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây hội chứng ruột kích thích. 

   Bình thường, hoạt động của đại tràng chịu tác động của hệ thần kinh trung ương. Khi có căng thẳng, stress, hệ thần kinh trung ương sẽ truyền tín hiệu đến thần kinh ruột, khiến chúng nhạy cảm hơn, co bóp bất thường và hình thành bệnh.

 

Dân văn phòng dễ bị tâm lý căng thẳng, stress

 

Uống nhiều cà phê, trà xanh, trà sữa

   Để tỉnh táo, tập trung làm việc, dân văn phòng hay có thói quen uống cà phê, trà mỗi ngày. Những chất này đều kích thích nhu động ruột, khiến đại tràng bị rối loạn co bóp.

   Ngoài ra, trà, cà phê còn tác động đến dạ dày, làm tăng tiết axit, dẫn đến đầy bụng.

Uống rượu bia

   Thói quen uống rượu bia để xây dựng mối quan hệ của giới công sở hay giải tỏa stress cũng là nguyên nhân gây bệnh đại tràng. Thức uống có cồn này khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương, làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, thay đổi hoạt động co bóp của đại tràng.

   Chưa hết, bia rượu còn kích thích cơ thể giải phóng hormon gastrin, làm cho dạ dày tiết nhiều axit, gây ợ hơi, ợ chua. Nếu uống rượu bia cùng các thực phẩm chiên nướng, thịt muối, thịt xông khói…, nguy cơ hại đến sức khỏe càng cao. Bởi lẽ, các thực phẩm này chứa chất nitrosamine, khi kết hợp với đồ uống có cồn sẽ làm tăng gây ung thư vùng hầu họng, thực quản, đại tràng.

Ngồi nhiều, ít vận động

   Dân văn phòng chủ yếu làm việc với máy tính, phải ngồi nhiều, ít vận động. Tư thế này làm giảm nhu động ruột và chức năng tiết dịch tiêu hóa của dạ dày, ruột. Theo đó, thức ăn bị tích tụ trong hệ tiêu hóa, gây chướng hơi, đầy bụng.

 

Dân văn phòng hay phải ngồi nhiều

 

   Ngoài ra, việc ngồi nhiều còn làm tăng áp lực lên trực tràng, hậu môn. Hậu quả là nhiều người làm văn phòng bị trĩ, thậm chí sa trực tràng.

   Theo thông tin của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hơn 10% dân số nước ta mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa và xu hướng ngày càng gia tăng. Vậy dân văn phòng phải làm gì để phòng ngừa các bệnh lý đó?

 

Cách phòng ngừa bệnh đại tràng cho dân văn phòng

   Để phòng ngừa bệnh đại tràng ghé thăm, dân văn phòng nên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn những thực phẩm đảm bảo chất lượng, ăn đúng và đủ bữa.
  • Thư giãn tinh thần, giảm stress bằng cách nghe nhạc, tâm sự với bạn bè, tập thể dục thể thao mỗi ngày…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, chất kích thích.
  • Uống đủ nước tối thiểu 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên, hạn chế ngồi lâu một chỗ.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết vì sao dân văn phòng dễ mắc bệnh đại tràng và cách phòng ngừa. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà