Nội dung chính
Nếu thi thoảng bị táo bón, bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, tình trạng này sẽ cải thiện. Tuy nhiên, nếu bạn táo bón liên tục kéo dài thì chứng tỏ, bạn đang mắc bệnh lý nào đó. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Táo bón phải làm sao?
Táo bón là như thế nào?
Táo bón là tình trạng một người đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần. Phân cứng, khó đẩy ra ngoài gây cảm giác đau khi đi đại tiện, bụng khó chịu.
Các nhà nghiên cứu thường sử dụng tiêu chí của Rome III để xác định tình trạng táo bón. Người bệnh được xem là gặp tình trạng này nếu có hai hoặc nhiều hơn những dấu hiệu dưới đây:
- Khó đi ngoài trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
- Phân nhỏ, lổn nhổn hoặc cứng trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
- Cảm giác đi tiểu không trọn vẹn trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
- Cảm giác tắc nghẽn hậu môn trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
- Dùng tay hoặc can thiệp y tế trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
- Ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần.
Nguyên nhân gây táo bón
Táo bón thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Nguyên nhân nằm ngoài hệ tiêu hóa
- Bệnh lý về nội tiết: Các bệnh lý nội tiết như tiểu đường, suy giáp trạng, cường giáp trạng thường gây triệu chứng táo bón.
- Bệnh lý ở hệ thần kinh: Các bệnh lý tổn thương thần kinh cũng là nguyên nhân gây táo bón như táo bón sau chấn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, Parkinson,…
- Táo bón do sốt cao lâu ngày hoặc nằm bất động kéo dài.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Thuốc giảm đau opioid (hydrocodon, codein, oxycodon, tramadol, morphin…); thuốc sắt và chế phẩm bổ sung sắt; thuốc kháng axit; thuốc chống trầm cảm…
Một số loại thuốc gây táo bón
- Chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học:
- Chế độ ăn ít chất xơ là nguyên nhân hàng đầu gây táo bón.
- Uống ít nước.
- Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên, đồ ăn đông lạnh, thức ăn nhanh…
- Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, rượu bia…
- Ít vận động, ngồi nhiều.
- Nhịn đi vệ sinh.
Táo bón do các bệnh lý hệ tiêu hóa
Các bệnh lý hệ tiêu hóa gây táo bón thường gặp chủ yếu ở đại tràng, chẳng hạn như:
- Phình đại tràng bẩm sinh: Là hiện tượng đại tràng bị giãn ra do cơ thể thiếu các tế bào thần kinh trong cơ ruột già, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn tại đây. Bệnh có yếu tố di truyền. Các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra, chẳng hạn như: Trẻ không đi phân su sau hơn 24 giờ, bụng căng trướng. Đối với trẻ lớn, dấu hiệu điển hình của bệnh là tình trạng táo bón kéo dài. Con không tự đại tiện được mà phải tháo thụt, kích thích. Phân đi ra không thành khuôn, có mùi rất thối và màu đen do vi khuẩn tích tụ lên men.
- Viêm đại tràng mãn tính: Là bệnh mà niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh này là do hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn. Hại khuẩn phát triển quá mức gây viêm nhiễm.
Ngoài tình trạng táo bón, người bệnh còn có nhiều dấu hiệu khác như đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi, mệt mỏi, chán ăn…
Nếu không có biện pháp khắc phục phù hợp, viêm đại tràng mãn tính tái lại nhiều lần sẽ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng, ung thư đại tràng…
Viêm đại tràng mãn tính gây táo bón thường xuyên
- Polyp đại tràng: Polyp đại tràng là khối u nhỏ hình thành trên niêm mạc đại tràng. Phần lớn các khối u này đều lành tính. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh polyp đại tràng vẫn chưa rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng, bệnh có liên quan đến yếu tố gia đình hoặc chế độ ăn uống. Những người hay ăn nhiều chất béo, thịt đỏ, ăn ít chất xơ đều có khả năng cao mắc bệnh.
Polyp đại tràng thường gây ra các triệu chứng như chảy máu khi đi đại tiện, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, phân đen…
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý mà đại tràng bị nhạy cảm quá mức, hoạt động co bóp bị rối loạn bất thường. Các triệu chứng của bệnh khá giống với viêm đại tràng mãn tính nhưng có điểm khác là đại tràng ở bệnh nhân IBS không có tổn thương thực thể.
Bệnh thường gặp ở người hay bị căng thẳng, lo âu. Bởi lẽ, hoạt động của đại tràng chịu tác động của hệ thần kinh trung ương. Khi có căng thẳng, stress, hệ thần kinh trung ương sẽ truyền tín hiệu đến thần kinh ruột, khiến chúng nhạy cảm hơn, co bóp bất thường và hình thành bệnh.
Khi đại tràng co bóp chậm, tình trạng táo bón sẽ xảy ra – còn gọi là hội chứng ruột kích thích thể táo bón. Việc đi vệ sinh khó khăn lại tác động ngược, khiến người bệnh căng thẳng hơn. Mà càng lo lắng, các triệu chứng bệnh càng tái phát rầm rộ.
Táo bón lâu ngày có sao không?
Táo bón khiến chúng ta đi vệ sinh phải rặn mạnh, ngồi lâu. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ phải đối mặt với các nguy cơ sau đây:
- Tắc ruột: Khi cơ thể không tống được phân ra ngoài, lâu ngày, chất thải sẽ tích tụ trong ruột tạo khối tắc nghẽn. Khối phân cứng và quá lớn khiến ruột già không co bóp đẩy ra ngoài được, gây đau đớn, nhiễm trùng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng, chuột rút sau ăn, buồn nôn, đau đầu…
- Bệnh trĩ: Táo bón kéo dài, căng thẳng khi đi đại tiện cộng thêm việc phải rặn mạnh khiến các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng căng giãn ra, hình thành búi trĩ. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: Đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, sa búi trĩ… Nếu để búi trĩ quá to, người bệnh còn phải đối mặt với các biến chứng như nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn…
Táo bón kéo dài dẫn đến bệnh trĩ
- Nứt hậu môn: Khối phân lớn chèn ép vào niêm mạc, gây rách niêm mạc hậu môn. Lúc này, người bệnh cảm thấy đau rát, chảy máu khi đi đại tiện tương đối giống bệnh trĩ. Điểm khác là nứt hậu môn không có búi trĩ.
- Sa trực tràng: Bệnh xảy ra khi phần cuối của đại tràng, niêm mạc trực tràng thò ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Triệu chứng thường gặp của sa trực tràng là cảm giác ướt vùng hậu môn, ngứa ngáy hoặc đau xung quanh hậu môn, rò rỉ phân, chất nhầy. Khi quan sát, người bệnh có thể thấy vùng niêm mạc đỏ thò ra ngoài hậu môn sau đại tiện.
Cách khắc phục táo bón
Nếu chỉ thi thoảng bị táo bón, bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt như:
- Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả tươi, đa dạng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn vùng ổ bụng, khả năng hoạt động cơ sàn chậu, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
- Đi vệ sinh đúng giờ mỗi ngày, ngồi vệ sinh đúng tư thế.
- Không nhịn đại tiện, không ăn thực phẩm cay nóng, rượu bia, chất kích thích.
Trường hợp táo bón kéo dài, bạn đã thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp nhưng vẫn không cải thiện thì nên đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra. Nếu tình trạng này do bệnh lý, bạn cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Khi bệnh lý nguyên nhân được giải quyết, tình trạng táo bón sẽ tự hết.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nguyên nhân và cách khắc phục táo bón. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì vậy, nếu bạn bị táo bón trong thời gian dài, bạn nên đi thăm khám, tìm ra nguyên nhân gốc rễ để áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp.
XEM THÊM:
- Loãng xương ở bệnh nhân viêm loét đại tràng
- Lưu ý khi sử dụng steroid ở bệnh nhân viêm loét đại tràng