Chế độ ăn FODMAP thấp cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích

Nội dung chính

 

   Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng tiêu hóa gây ra các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ rất quan trọng với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Qua bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu chế độ ăn FODMAP thấp đã được chứng minh có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.

 

Tìm hiểu về chế độ ăn FODMAP thấp.

 

FODMAP và chế độ ăn FODMAP thấp là gì?

   FODMAP là viết tắt của các từ:

  • Fermentable: Đây là những loại thực phẩm mà đường ruột của chúng ta không tiêu hóa hoàn toàn, nên sau đó bị lên men bởi các vi khuẩn trong ruột già tạo ra khí.
  • Oligosaccharides: Đây là một loại chuỗi carbohydrate được tạo thành từ 3 đến 10 loại đường đơn, còn được gọi là monosaccharides (còn được gọi là prebiotic), có tác dụng nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột. Các thực phẩm nhóm này bao gồm hành tỏi, đậu, đậu lưng và các sản phẩm lúa mì,…
  • Disaccharides: Các loại disaccharide bao gồm sucrose, lactose trong thực phẩm từ sữa và maltose trong các loại ngũ cốc.
  • Monosaccharides: Đây là các đường đơn như fructose và glucose, được tìm thấy trong trái cây, mật ong và các đồ uống có đường.
  • Polyols: Polyols còn được gọi là rượu đường, được sử dụng làm chất làm ngọt nhân tạo (ví dụ như xylitol và sorbitol), chúng cũng được tìm thấy tự nhiên trong một số loại trái cây có hạt như quả mơ,… và một số loại rau quả như nấm.

   Nói một cách đơn giản, FODMAP là carbohydrate chuỗi ngắn có thể lên men. Cụ thể, đây là những carbohydrate hấp thu kém qua ruột non. Do đó, ruột non hút thêm nước để giúp di chuyển FODMAP đến đại tràng. Vi khuẩn ở đại tràng sẽ lên men những loại carbs này và tạo ra khí hydro. Điều này sẽ gây ra các triệu chứng tiêu hóa ở những người nhạy cảm với nó như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng và táo bón,… Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường rất nhạy cảm với FODMAP.

   Chế độ ăn FODMAP thấp là chế độ ăn hạn chế thực phẩm chứa nhiều FODMAP, được “sinh ra” ở Úc vào năm 2010 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash.  Ngày nay, chế độ ăn này được các chuyên gia y tế trên toàn thế giới khuyên dùng cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.

 

Lợi ích của chế độ ăn FODMAP thấp cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

Chế độ ăn FODMAP thấp được nghiên cứu chủ yếu ở các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích với các triệu chứng phổ biến như:

  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.

Theo các nghiên cứu, khoảng 75% bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích được hưởng lợi từ chế độ ăn này.  Trong nhiều trường hợp, chế độ ăn FODMAP thấp giúp bệnh nhân giảm đáng kể các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, chế độ ăn này còn có lợi ích với bệnh nhân bị rối loạn dạ dày ruột chức năng (FGIDs).

 

Các thực phẩm nên và không nên ăn trong chế độ ăn FODMAP thấp

Các thực phẩm nên hạn chế

  • Các loại thực phẩm chứa nhiều fructose: Mật ong, táo, lê, xoài, dưa hấu, siro ngô có hàm lượng fructose cao,…
  • Các loại thực phẩm chứa fructans (chuỗi fructose): Lúa mì, lúa mạch, tỏi, hành tây, atiso, đậu lăng, đậu nành, hạt điều, hạt dẻ và một số thành phần như inulin, FOS, oligofructose,…
  • Các loại thực phẩm chứa lactose: Sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Các thực phẩm chứa galacto-oligosaccharides: Đậu nành, đậu lăng, đậu Borlotti, đậu xanh, đậu tương, đậu đỏ,…
  • Các loại thực phẩm chứa polyols: Mận, đào, bông cải, nấm, đậu Hà lan, các chất tạo ngọt (như maltitol, mannitol, mật đường, sorbitol, xylitol,…).
  • Đồ uống: Bia, rượu mạnh, nước ngọt, sữa đậu nành, nước ép trái cây.

Các thực phẩm có thể ăn trong chế độ ăn FODMAP thấp

Trong chế độ ăn FODMAP thấp, bạn có thể ăn rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng, như:

  • Rau sống, rau xanh: Rau diếp, hẹ, dưa chuột, thì là, cà tím, bông cải xanh và rau muống non.
  • Trái cây có vị chua đậm: Việt quất, mâm xôi, dâu tây, dứa, nho và kiwi.
  • Thịt tươi ngon, dễ tiêu hóa: Thịt gà, thịt bò, gà tây và thịt cừu.
  • Cá và động vật giáp xác: Cua, tôm hùm, cá hồi, cá ngừ và tôm.
  • Chất béo bão hòa: Dầu, quả hạch, quả bơ, đậu phộng và quả óc chó.
  • Tinh bột và ngũ cốc ít carb: Khoai tây, bánh mì không chứa gluten, hạt diêm mạch, gạo lứt, trứng tráng và bỏng ngô.
  • Hầu hết các loại thảo mộc và gia vị.
  • Một số loại hạt như đậu phộng, macca, hạt vừng,… trừ hạt hạnh nhân, hạt điều, hồ trăn là những loại hạt có hàm lượng FODMAP cao.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lượng thực phẩm bạn ăn có thể tạo ra sự khác biệt – vì vậy, mặc dù một loại rau cụ thể có thể được coi là ít hàm lượng FODMAP, nhưng khi ăn với số lượng lớn, nó sẽ có tác động tương tự như một loại thực phẩm FODMAP trung bình hoặc cao.

 

Cách thực hiện chế độ ăn FODMAP thấp cho người bệnh hội chứng ruột kích thích

Chế độ ăn kiêng FODMAP nên được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe thích hợp. Chế độ này gồm 3 giai đoạn như sau:

 

3 giai đoạn của chế độ ăn FODMAP thấp.

 

Giai đoạn loại trừ

   Các thực phẩm được coi là có hàm lượng FODMAP cao sẽ được loại bỏ khỏi chế độ ăn trong khoảng thời gian 2 – 6 tuần và thay thế bằng các sản phẩm thay thế có hàm lượng FODMAP hợp lý. Sau giai đoạn loại trừ ban đầu kéo dài từ 2 – 6 tuần, bạn sẽ thấy cải thiện về triệu chứng và có thể tiến tới giai đoạn thử thách.

Giai đoạn thử thách

   Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, bạn sẽ thêm một loại thực phẩm FODMAP vào khẩu phần ăn theo cách kiểm soát và từ từ. Điều này giúp xác định mức độ chịu đựng của bạn đối với các loại thực phẩm cụ thể, nhờ đó sẽ hỗ trợ bạn tái sử dụng thực phẩm mà không gây ra triệu chứng.

   Trong giai đoạn thử thách ấy, bạn sẽ tái sử dụng từng nhóm FODMAP một cách riêng biệt trong khoảng 3 ngày, bạn có thể dự kiến giai đoạn này kéo dài khoảng 8 – 12 tuần.

Giai đoạn tinh chỉnh

   Sau khi xác định được những loại thực phẩm làm tăng triệu chứng, bạn có thể xây dựng một kế hoạch ăn uống cá nhân để kiểm soát triệu chứng trong thời gian dài cùng với chuyên gia dinh dưỡng của mình.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về chế độ ăn kiêng FODMAP thấp cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Chế độ ăn kiêng ít FODMAP không chỉ là một phương pháp quản lý triệu chứng, mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa sức khỏe tiêu hóa tốt hơn.  Để tìm hiểu rõ hơn về các biện pháp kiểm soát hội chứng ruột kích thích hiệu quả, mời bạn gọi đến tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

405.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044