Nội dung chính
Chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ thường đi kèm với những triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, đau bụng liên tục, chướng bụng, đầy hơi,…Nhưng với những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS), các triệu chứng này còn tồi tệ hơn, gây bất tiện đến cuộc sống của người bệnh kể từ khi bắt đầu chu kỳ và kéo dài trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Bài viết này đưa ra mối liên hệ giữa hội chứng ruột kích thích và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới và giải thích nguyên nhân, đưa ra các giải pháp. Mời các bạn theo dõi.
Các triệu chứng IBS sẽ trở nên tồi tệ hơn trong kỳ kinh nguyệt.
Mối liên hệ 2 chiều giữa ruột và hệ sinh sản
Theo bác sĩ Olubunmi Oladunjoye – trợ lý giáo sư tại Đại học Y khoa Baylor (Houston), ruột chứa các tế bào thụ thể cho hormone sinh dục nữ là estrogen và progesterone. Vì vậy, những thay đổi về nồng độ của 2 hormon trên sẽ ảnh hưởng đến chức năng của ruột.
Một bài đăng trên tạp chí Gut Microbes (tạp chí uy tín chuyên về hệ tiêu hóa và gan) đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ vi sinh vật đường ruột điều phối hoạt động của hệ sinh sản bằng cách tương tác với hormon giới tính như estrogen hoặc androgen.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vi khuẩn đường ruột có hại (ở bệnh nhân rối loạn hệ vi sinh đường ruột) có thể làm tăng nồng độ estrogen bằng cách ngăn gan chuyển hóa và loại trừ lượng estrogen dư thừa. Theo Phòng khám Cleveland (ở ohio Mỹ, đứng thứ 2 trong các bệnh viện tốt nhất được công bố bởi US News và World Report), estrogen cao khiến các tế bào nội mạc tử cung bị tăng lên quá mức và tích tụ với nhau tạo thành khối u dọc theo niêm mạc tử cung, dẫn đến đau và các tình trạng như lạc nội mạc tử cung.
Giám đốc khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Providence Saint John (California) – Rudolph Bedford giải thích cách mà hormon sinh dục nữ tương tác với hệ vi sinh đường ruột như sau: Gan vô hiệu hóa các estrogen dư thừa, Sau đó, estrogen bị khử hoạt tính sẽ qua mật và di chuyển đến ruột non, nơi có hệ vi sinh đường ruột. Vi khuẩn đường ruột tạo ra một loại enzyme tương tác với estrogen trước khi nó được bài tiết.
Nhưng nếu hệ vi sinh vật bị rối loạn, estrogen có thể không được chuyển hóa mà quay trở lại máu, cuối cùng gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón và đầy hơi.
Kỳ kinh nguyệt tác động đến các triệu chứng của IBS như thế nào?
Trong một nghiên cứu được công bố trên Cureus vào năm 2021, hơn một nửa số người mắc IBS bị đầy hơi trong tất cả các giai đoạn của kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân IBS tiền mãn kinh có triệu chứng trầm trọng hơn trong kỳ kinh, gây bất tiện đến các hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống của họ so với các giai đoạn khác của chu kỳ.
Có bằng chứng cho thấy, nồng độ hormon sinh dục estrogen và progesterol hạ thấp ở giai đoạn hành kinh cũng là nguyên nhân làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân IBS.
Nồng độ hormon sinh dục hạ thấp ở kỳ kinh là nguyên nhân khiến triệu chứng IBS càng trầm trọng
Sau đây là cách mà giai đoạn hành kinh làm trầm trọng đến các triệu chứng IBS của bạn:
- Tiêu hóa: Cả estrogen và progesterone đều ức chế sự co cơ trơn đường ruột, ảnh hưởng đến tốc độ thức ăn di chuyển trong đường tiêu hóa. Nồng độ hormon giảm trong giai đoạn hành kinh làm đường ruột tăng co bóp. Ngoài ra, trước chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể giải phóng prostaglandin với nhiệm vụ co cơ trơn tử cung. Nhưng prostaglandin cũng có tác dụng tương tự với đường ruột – làm co cơ trơn trong ruột. Hai cơ chế này đều dẫn đến việc đau bụng, tiêu chảy ở phái nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, và các triệu chứng này nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân IBS.
- Mức độ đau: Estrogen tăng cường serotonin và số lượng thụ cảm thể của serotonin ở não bộ. Nồng độ estrogen hạ thấp cũng làm giảm nồng độ serotonin (hormone làm tăng ngưỡng chịu đau của bạn để giúp bạn kiểm soát cơn đau (chẳng hạn như chuột rút) trong giai đoạn hành kinh.
- Viêm : Việc prostaglandin tăng cao trước thời kỳ hành kinh làm tăng mức độ viêm. Điều đó làm cho các triệu chứng IBS của bạn tồi tệ hơn.
Khi nồng độ hormone sinh dục nữ giảm xuống, chuột rút và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy hơi và nhu động ruột tăng lên, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Các biện pháp giảm bớt triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích trong thời kỳ kinh nguyệt
Sau đây là các biện pháp giúp giảm bớt triệu chứng IBS trong thời kỳ kinh nguyệt.
Hạn chế đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu như đồ chiên rán,… và các thực phẩm kích thích như cà phê, rượu,..
- Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ hòa tan
- Tránh xa các loại thực phẩm gây đầy hơi như đậu, súp lơ xanh và bắp cải, vì chúng làm tăng đầy hơi, đặc biệt là trong kỳ kinh của bạn.
- Uống nhiều nước
- Tập thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng
- Ngủ đủ giấc.
- Hạn chế căng thẳng và stress
- Sử dụng sản phẩm BoniBaio + nhập khẩu từ Mỹ, có công thức toàn diện, công nghệ bào chế Microfluidizer vượt trội, tác dụng đến mọi khía cạnh của hội chứng ruột kích thích:
+ 5- HTP: Giúp giải tỏa căng thẳng, stress, khắc phục nguyên nhân gây IBS.
+ Bạch truật, bạc hà và lá bài hương: Giúp điều hòa nhu động ruột, giảm co thắt đại tràng, giúp giảm tình trạng đau quặn bụng.
+ 6 tỷ lợi khuẩn: Giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, kích thích tiêu hóa, giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn.
+ Các thành phần khác giúp chăm sóc toàn diện cho sức khỏe đại tràng như: Cung cấp chất xơ, giảm táo bón (hạt thì là, inulin), mát gan, trợ tiêu hóa (lô hội, L- arginine), giúp chống viêm, kháng khuẩn (Gừng, hoàng liên)…
Với công thức toàn diện như trên, bạn chỉ cần uống BoniBaio + với liều 4 – 6 viên chia 2 lần, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như đau quặn bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng… sẽ giảm dần sau 2-3 tuần sử dụng. Bệnh nhân nên dùng liệu trình 2 – 4 tháng để tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, ổn định nhu động ruột, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tái phát.
BoniBaio+ với công thức toàn diện giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu của IBS
Mong rằng bài viết này giúp các bạn biết thêm về ảnh hưởng của kỳ kinh nguyệt đến hội chứng ruột kích thích ở nữ giới. Duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa những thực phẩm gây kích thích và sử dụng BoniBaio +,… là những chìa khóa giúp bạn giảm bớt những triệu chứng khó chịu của IBS và đảm bảo sức khỏe của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tái phát các triệu chứng của bệnh.
XEM THÊM:
- Cứ ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài – Cẩn thận bị hội chứng ruột kích thích
- Gợi ý 3 loại trái cây tốt cho sức khỏe người mắc hội chứng ruột kích thích